Ngày pháp luật

Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

PV

Dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao, kéo theo nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP), ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhiều vụ vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý đã phản ánh thực trạng mất an toàn thực phẩm vào những ngày cận Tết.

Theo Sở Y tế tỉnh, trong tháng 10/2020, đã có 83 tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về ATTP do các sở, ngành, địa phương thực hiện. Các lỗi vi phạm chủ yếu: Vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; kinh doanh thực phẩm quá hạn sử dụng; vi phạm nhãn hàng hóa; thực hiện không đúng quy định pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước; tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang; kinh doanh thực phẩm bị bụi bẩn...

Trong số đó có 4 trường hợp vi phạm về ATTP có mức độ cao: Nguyễn Thị Ngọc (trú TX Đông Triều) kinh doanh 519 hộp sữa bột các loại quá hạn sử dụng; Hoàng Ngọc Công (trú TP Móng Cái) vận chuyển, kinh doanh 450kg cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ; Phạm Thị Hòa (trú TP Móng Cái) vận chuyển, kinh doanh 1.226 lon nước tăng lực Redbull không rõ nguồn gốc xuất xứ; Phạm Thị Dinh vận chuyển, kinh doanh các sản phẩm bánh trung thu, kẹo, sữa chua... không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Lực lượng chức năng kiểm tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Ảnh minh họa
Lực lượng chức năng kiểm tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Ảnh minh họa

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có trên 59.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phần lớn có quy mô nhỏ lẻ cá thể hộ gia đình; thực phẩm được sử dụng từ nhiều nguồn (trong tỉnh, ngoài tỉnh, nhập khẩu) nên việc kiểm soát ATTP gặp nhiều khó khăn.

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo ATTP, công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về ATTP luôn được đẩy mạnh với nhiều hình thức. Mỗi năm có hàng nghìn tin, bài về ATTP được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; hàng nghìn người tham gia các hội thảo, tập huấn, truyền thông trực tiếp về ATTP do các đơn vị, địa phương tổ chức...

Cùng với đó, Sở NN&PTNT triển khai các biện pháp quản lý nhà nước về ATTP và phát triển chuỗi sản xuất cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Đến nay, có 291 cơ sở áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), quy phạm vệ sinh chuẩn (SSOP), phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

Hệ thống kiểm nghiệm ATTP các cấp tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cao năng lực kiểm nghiệm ATTP nhằm phát hiện nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Trong đó, ngành Y tế tỉnh tiếp tục đầu tư, kiện toàn, củng cố phòng kiểm nghiệm ATTP Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh duy trì đạt chuẩn TCNV ISO/IEC 17025:2005; ngành Công Thương duy trì đặt bộ test kiểm nghiệm nhanh tại các chợ; kiểm nghiệm nhanh ATTP được thực hiện tại 13 trung tâm y tế cấp huyện, các cơ sở thực phẩm cấp xã.

Công tác thanh tra, kiểm tra được sở, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người tiêu dùng và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Riêng dịp cao điểm quý I/2020, toàn tỉnh đã tổ chức 177 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 5.180 cơ sở; trong đó xử phạt 704 cơ sở vi phạm với số tiền trên 1,2 tỷ đồng.

Với nhiều giải pháp quyết liệt, công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao kéo theo nhiều nguy cơ mất ATTP. Cùng với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần quan tâm tự bảo vệ mình bằng cách tẩy chay hàng hóa trôi nổi, thực phẩm không rõ nguồn gốc; đồng thời, phát hiện, tố giác những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm ATTP, góp phần minh bạch thị trường và đảm bảo an toàn

Tin Cùng Chuyên Mục