Cách đây đúng 100 năm, người từng giàu nhất thế giới Andrew Carnegie qua đời tại Lenox, Massachusetts. Nhưng khi ở trên giường bệnh, ông hoàn toàn khánh kiệt. Ông đã cho đi nốt 30 triệu USD cuối cùng của đời mình.
Ông ra đi trong sự khánh kiệt, không phải bởi vì ông để lại tài sản cho người nhà mà vì ông đã quyên góp cho đến đồng USD cuối cùng cho hoạt động từ thiện.
Theo Wiki, toàn bộ tài sản (Net worth) của ông Vua thép Andrew Carnegie thời đó, tương đương với 373 tỷ đô la năm 2014, hơn cả tài sản của ba người giàu nhất trên thế giới ngày nay Jeff Bezos, Bill Gates, và Warren Buffett cộng lại.
Andrew Carnegie sinh ra trong một gia đình rất nghèo, di cư từ Scotland tới Mỹ. Với hoài bão to lớn, tinh thần học hỏi mạnh mẽ, ông đã dấn thân vào kinh doanh ngành thép, mở nhà máy thép. Và nhờ vào chất lượng thép và uy tín cá nhân mà ông có được hợp đồng xây dựng cầu sắt và đường ray tàu hỏa với chính phủ Mỹ.
Những khác với các triệu phú thời đó, Andrew Carnegie sống rất giản dị. Ông rất xem trọng và luôn cổ vũ việc học và việc đọc. Theo ông đó là nguồn gốc của sự tiến bộ cá nhân và sự phát triển, văn minh của xã hội.
Từ 1901 cho tới năm 1919, Carnegie đã cho đi phát hầu hết tài sản của ông cho xã hội, đặc biệt là cho giáo dục như việc in và phân phối sách cho người nghèo, xây rất nhiều thư viện, bảo tàng, và trường đại học (một trong số đó là trường Carnegie Mellon.)
Trong cuốn sách The Gospel of Wealth (tạm dịch: Phúc âm của sự giàu có), Carnegie viết rằng những người giàu có không nên giữ lại tài sản của mình khi qua đời. "Những người để lại tài sản của mình theo cách này có thể coi lại không để lại chút di sản nào. Đáng lẽ, họ nên đem theo số tài sản họ có xuống mồ".
Thay vào đó, nghĩa vụ một triệu phú nên làm là hãy phân chia hết tài sản họ có trong cuộc đời. "Một người giàu có chết đi mà vẫn sở hữu số của cải anh ta có trong suốt cuộc đời, sẽ qua đời một cách vô danh. Bất kể mục đích anh ta giữ lại số tài sản đó là gì".
Trước khi từ giã cõi đời, sau khi đã cho đi gần hết tài sản, doanh nhân Andrew Carnegie yêu cầu gia đình ông khắc trên bia mộ của mình một câu đơn giản: "The man who dies thus rich, dies disgraced". Tạm dịch "Người chết đi mà vẫn giàu, là chết nhục nhã!".
Chính Andrew Carnegie là người khởi xướng cho giải pháp thiết thực về vấn đề mà bất kỳ triệu phú, người giàu có nào đang lo lắng về một cái chết bất đắc kỳ tử. Ông viết: Bất kỳ triệu phú nào đang gặp vấn đề về giải pháp để đạt được lợi ích to lớn từ số tài sản còn lại của họ sau khi qua đời, thì đây là một giải pháp không bao giờ lỗi thời.
Đó chính là là đầu tư tiền vào lĩnh vực giáo dục. Chính Andrew Carnegie cũng đã chi phần lớn tài sản lúc sinh thời của mình (số tiền tương đương 372 tỷ đô la ngày nay) cho lĩnh vực giáo dục. Điều không chỉ có nghĩa là trao tiền cho các trường học, tổ chức giáo dục, Carnegie con thành lập hơn 3.000 thư viện công cộng trên khắp thế giới. Và đó chính là một trong những di sản từ thiện lớn nhất của ông.
Nhưng bất kỳ hành trình nào cũng phải có sứ mệnh. Ông tin rằng, sứ mệnh của các nhà từ thiện là tập trung vào những gì có thể để tạo ra sự khác biệt chứ không chỉ là thỏa mãn niềm đam mê từ thiện.
Andrew Carnegie tin tưởng mạnh mẽ rằng, sự giàu có nên được cho đi trong suốt cuộc đời đến nỗi ông đã cho đi 100% tài sản của mình. Các tỷ phú trên thế giới như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos, Mark Zuckerberg đã noi gương của ông bằng cách để lại phần lớn tài sản của mình cho xã hội.
Link bài gốc