Phục vụ kiểm toán cho phần lớn các doanh nghiệp trên sàn niêm yết chứng khoán, công ty nào đang dẫn đầu top Big4 Việt Nam?

An Nhiên

Theo số liệu mới nhất, tổng doanh thu của Big 4 năm 2022 tại Việt Nam đạt hơn 4.194 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2021, lợi nhuận sau thuế khoảng 336 tỷ đồng. Biên lợi nhuận ròng nhìn chung ở mức thấp nếu so với các ngành khác, cao nhất là PwC với 20,4% trong khi KPMG có biên lãi ròng chỉ 0,24%.

Deloitte, Ernst & Young (E&Y), PricewaterhouseCoopers (PwC) và Klynveld Peat Goerdeler (KPMG) là bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (Top Big4) cả về quy mô lẫn doanh thu với bề dày lịch sử lên đến hàng trăm năm. Những công ty này hình thành từ khi kiểm toán còn sơ khai và đồng hành cùng với sự phát triển của kiểm toán độc lập.

Phục vụ kiểm toán cho phần lớn các doanh nghiệp trên sàn niêm yết chứng khoán, công ty nào đang dẫn đầu top Big4 Việt Nam? - Ảnh 1

Hiện nay, ba sàn HoSE, HNX, UPCoM có tổng cộng hơn 1.600 doanh nghiệp niêm yết. Với việc kiểm toán cho 558 đơn vị có lợi ích công chúng, EY, PwC, Deloitte, KPMG đang phục vụ khoảng 34,8% doanh nghiệp đại chúng tại Việt Nam.

Theo số liệu mới nhất, tổng doanh thu của Big 4 năm 2022 tại Việt Nam đạt hơn 4.194 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2021, lợi nhuận sau thuế khoảng 336 tỷ đồng. Biên lợi nhuận ròng nhìn chung ở mức thấp nếu so với các ngành khác, cao nhất là PwC với 20,4% trong khi KPMG có biên lãi ròng chỉ 0,24%.

PwC là công ty có doanh thu cao nhất Big 4 kiểm toán, đạt hơn 1.361 tỷ tăng 21% so với năm 2021. Xếp sau là EY với hơn 1.120 tỷ đồng. Deloitte đạt 1.111 tỷ đồng, kết quả kinh doanh kém nhất vị trí cuối bảng thuộc về KPMG với gần 602 tỷ đồng.

Nguồn: Báo cáo minh bạch tại năm tài chính của các công ty. Tổng hợp: An Nhiên
Nguồn: Báo cáo minh bạch tại năm tài chính của các công ty. Tổng hợp: An Nhiên

Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Big4 cho các đơn vị có lợi ích công chúng là 545 tỷ đồng, chiếm 13% tổng doanh thu. Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị không có lợi ích công chúng là 1.335 tỷ đồng, chiếm 31.8% tổng doanh thu. Ngoài ra là thu nhập từ các dịch vụ khác.

Nguồn: Báo cáo minh bạch tại năm tài chính của các công ty. Tổng hợp: An Nhiên
Nguồn: Báo cáo minh bạch tại năm tài chính của các công ty. Tổng hợp: An Nhiên

Kiểm toán là xương sống của EY khi dịch vụ này chiếm 77% trong tổng doanh thu. Trong khi, PwC và KPMG lại nghiêng về kinh doanh các dịch vụ phi kiểm toán. Tỷ trọng dịch vụ kiểm toán trong tổng doanh thu của cả hai lần lượt chỉ 69% và 80% tỉ trọng trên tổng doanh thu.

Theo Báo cáo tài chính của cả 4 Công ty, mặc dù kiểm toán là hoạt động cốt lõi nhưng thực tế ghi nhận đều thấp hơn mảng khác. Trong khi đó mảng dịch vụ phi kiểm toán nhất là tư vấn thuế lại đem lại biên lợi nhuận tốt hơn, đây cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp tích cực chuyển đổi và đẩy mạnh doanh thu đến từ mảng phi kiểm toán trong năm 2022.

Tại Việt Nam, PwC cung cấp khoảng 10 dịch vụ phi kiểm toán gồm tư vấn hoạt động, tư vấn thương vụ, tư vấn luật, tư vấn thuế, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân... Trong đó, đơn vị này có thế mạnh về tư vấn thương vụ và tư vấn hoạt động. KPMG cũng kinh doanh dịch vụ tư vấn thương vụ, tư vấn hoạt động, tư vấn thuế - luật và các dịch vụ pháp lý.

Xét về mạng lưới khách hàng, EY Việt Nam là công ty đã thực hiện kiểm toán nhiều nhất, có 252 đơn vị có lợi ích công chúng. Tổng số khách hàng của KPMG và PwC cộng lại mới tương đương mức của EY.

Năm tài chính 2022 KPMG ghi nhận chi phí là 600 tỷ đồng, chủ yếu bao gồm chi phí lương, thưởng nhân viên 434 tỷ đồng, chiếm 72% tổng chi phí. KPMG có 39 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề tại trụ sở chính và chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại công ty này đã và đang thực hiện kiểm toán cho 140 khách hàng.

PWC chi tới 676 tỷ đồng cho nhân viên chiếm 66,41% tổng chi phí của công ty trong kỳ. PWC có 49 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề và đang thực hiện kiểm toán cho 121 khách hàng.

EY cũng ghi nhận chi phí 530 tỷ đồng cho nhân viên nhưng con số này chiếm chưa đầy 47,5% tổng chi phí của công ty trong kỳ. EY có 33 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề và đang thực hiện kiểm toán cho 252 khách hàng.

Tương tự, Deloitte cũng ghi nhận chi phí 660 tỷ đồng cho nhân viên chiếm 63,46% tổng chi phí của công ty trong kỳ. Deloitte có 57 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề và đang thực hiện kiểm toán cho 72 khách hàng.

Nguồn: Báo cáo minh bạch tại năm tài chính của các công ty. Tổng hợp: An Nhiên
Nguồn: Báo cáo minh bạch tại năm tài chính của các công ty. Tổng hợp: An Nhiên

Kết quả kinh doanh những năm gần đây có phần bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do khách hàng cắt giảm chi phí. Các doanh nghiệp chỉ muốn giữ lại dịch vụ kiểm toán vì tính bắt buộc, các dịch vụ như tư vấn, thuế... đều cắt giảm ngân sách. Trong khi đó, nhóm Big 4 có bộ máy khá cồng kềnh và lĩnh vực đặc thù không thể cắt giảm nhân sự như các doanh nghiệp khác dẫn đến tình trạng doanh thu giảm nhưng chi phí nhân viên không thay đổi đáng kể.

Tuy vậy, nhưng PwC vẫn đứng đầu lợi nhuận với 278 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm trước. Deloitte đứng vị trí số 2 với lợi nhuận đạt 53 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; trong khi EY ghi nhận 3,6 tỷ đồng và KPMG ghi nhận 1,44 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận âm so với cùng kỳ năm trước.

Lưu ý: Các số liệu trong bài viết được ghi nhận từ báo cáo minh bạch của các công ty kiểm toán trong nhóm Big4, không đại diện công ty mẹ/liên kết/công ty cùng thương hiệu khác như công ty tư vấn và thuế, công ty luật...

Tin Cùng Chuyên Mục