Sau đợt bán tháo mạnh tuần trước, mở phiên đầu tuần, Phố Wall đã có sự hồi phục rõ rệt. Chỉ số Dow Jones bất ngờ tăng 1.100 điểm, cao hơn 5% so với phiên trước đó, S&P 500 tăng 4.9% và Nasdaq Composite tăng 4,8%.
Những cổ phiếu hiệu quả nhất trong chỉ số Dow Jones gồm American Express đã tăng hơn 10%; tiếp sau đó là Dow Inc, Raytheon Technologies và JPMorgan Chase đã tăng hơn 7% mỗi công ty.
Trong khi đó, top dẫn đầu của S&P500 là các ngành công nghiệp và tài chính, cả hai đều giao dịch cao hơn 5%. Các cổ phiếu bán lẻ như Nordstrom, Kohl, và Macy cũng tăng trưởng mạnh.
Theo các chuyên gia tài chính, sự tăng điểm của chứng khoán Mỹ được thúc đẩy bởi khá nhiều yếu tố.
Đầu tiên cần nhắc đến việc Nhà Trắng đã chỉ ra một vài điểm nóng nhất bị bủa vây bởi viruscorona như New York.
Tuy nhiên, chính quyền cũng có sự lạc quan nhất định khi thống đốc bang New York - Andrew Cuomo tin tưởng rằng, tất cả sẽ cùng vượt qua đại dịch này bởi số người tử vong đang hạ xuống và họ sẽ tin có thể kiểm soát được.
Số người tử vong ở châu Âu cũng đang chậm lại, mang đến hi vọng Mỹ sẽ sớm đạt đỉnh dịch và các biện pháp phân tán xã hội đang hoạt động. Với khả năng chăm sóc sức khỏe tốt cho người dân, chính phủ Mỹ tin sẽ có thể vượt qua dịch.
Bên cạnh đó, giá dầu thô Mỹ sáng nay có lúc mất tới 9% vì bất đồng giữa Nga và Saudi Arabia khiến cuộc họp về giảm sản xuất dầu bị hoãn lại cũng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Mỹ.
Tuần trước là một tuần không mấy khởi sắc của phố Wall khi chỉ số Dow giảm 2,7% trong khi S & P 500 mất 2,1%. Nasdaq Composite đóng cửa tuần trước giảm 1,7%.
Các cổ phiếu nằm sâu trong chuỗi dài tăm tối vì những lo ngại về sự bùng phát virus corona ngày một mất kiểm soát cũng như nhiều nền kinh tế trên toàn cầu buộc phải cắt giảm, dừng hoạt động.
Trước diễn biến phức tạp, ông Chai Chaikin, CEO của Chaikin Analytics chia sẻ: "Nếu chúng ta may mắn có được một phương pháp điều trị tốt, nền kinh tế sẽ có nhiều cơ hội khởi sắc hơn nữa. Nhưng đối với tôi, vào lúc này việc bảo toàn vốn quan trọng hơn việc tăng vốn".
Cuộc họp của OPEC+ dự kiến diễn ra hôm 6/4 bị hoãn lại đến 9/4, do Nga và Saudi Arabia tranh cãi quanh việc ai phải chịu trách nhiệm cho giá dầu lao dốc.
Theo đó, mỗi thùng dầu Brent giảm 3,49%, về 32,92 USD một thùng. Dầu thô Mỹ WTI mất 5,75% về 26,71 USD. Sáng sớm 6/4, có thời điểm hai loại dầu này giảm tới 6,2% và 9%.
Theo nhận định, giá dầu có thể sẽ lao dốc bởi nhiều quốc gia kỳ vọng vào thị trường. Với bất đồng của Saudi Arabia và Nga này, mọi chuyện trở nên khó khăn hơn.