Nữ tỷ phú đầu tiên của Nhật Bản: Hình ảnh người phụ nữ một mình nuôi con ám ảnh tôi suốt phần đời còn lại - Ảnh 1
Caption_SUBTITLE1a

Năm 2018, thống kê của Forbes cho thấy trong danh sách 50 người giàu nhất nước Nhật, chỉ có vỏn vẹn 4 tỷ phú nữ. Sự áp đảo của phái mạnh càng khiến người ta trân trọng những nỗ lực trên thương trường của các bóng hồng. Trong đó, Yoshiko Shinohara là cái tên tiêu biểu cho khát khao vươn lên mạnh mẽ.

Sinh năm 1934, Yoshiko Shinohara cống hiến thanh xuân để xây dựng tập đoàn Temp Holdings - đơn vị cung cấp lao động thời vụ hàng đầu Nhật Bản. Sau khi được vinh danh trong bảng vàng những người phụ nữ có quyền lực nhất giới kinh doanh toàn cầu vào năm 2011, năm 2017, Yoshiko Shinohara được tạp chí danh tiếng Forbes chính thức công nhận là tỷ phú tự thân nữ đầu tiên tại Nhật. Ước tính bà sở hữu khối tài sản trị giá 1,15 triệu đô (số liệu từ Forbes).

Con đường đến với thành công của Yoshiko Shinohara vốn dĩ không hề bằng phẳng. Thời điểm bà bắt đầu sự nghiệp là giai đoạn người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản vẫn chịu định kiến hà khắc về giới tính. "Nữ quyền" - khái niệm chúng ta tôn vinh ngày nay, lại là thứ không hề tồn tại vào những năm 1940 của thế kỷ trước.

yoshico_quote_1

Dấu vết của một thời kỳ khó khăn vẫn còn lờ mờ trong tâm trí của Yoshiko Shinohara. Năm lên 8, cha bà - khi đó là một hiệu trưởng đã qua đời, để lại gánh nặng lên vai người mẹ goá phụ. "Hình ảnh người phụ nữ một thân một mình làm đủ mọi việc để nuôi con đã ám ảnh tôi suốt phần đời còn lại" - Yoshiko Shinohara kể lại trong một buổi phỏng vấn vào năm 2015.

Giống như bao người con gái khác, sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà nhanh chóng kết hôn ở tuổi 20.  Nhưng chỉ một thời gian ngắn, Shinohara đã quyết định ly dị chồng ngay lập tức: “Tôi nhận thấy rằng bản thân không hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. Người ấy không phải là người phù hợp với tôi”.

Mặc dù mẹ và anh trai ngăn cản, bà vẫn quyết tâm kết thúc cuộc sống vợ chồng. Shinohara nghĩ rằng bà phải làm một điều gì đó cho bản thân và xã hội hơn là trở thành một người nội trợ quanh quẩn bếp núc như hầu hết phụ nữ khác vào thời điểm đó. Đó là lý do vì sao bà quyết định sang châu Âu và châu Úc làm việc.

"Tôi thấy mình phải rời Nhật Bản. Thời điểm đó tôi nghĩ mình sẽ đến Châu Âu, và rồi quyết định chọn Úc làm điểm đến. Đây cũng là lúc tôi nhìn thấy cách những người phụ nữ làm việc theo kiểu thời vụ.

"Sai lầm mở ra một bầu trời cơ hội mới" - Shinohara đúc kết khi nhìn lại cuộc đời mình.

Caption_SUBTITLE2a

Sau khi trở về Nhật Bản vào năm 1973, bà dùng chính căn hộ nhỏ chỉ có một phòng ngủ của mình ở Tokyo làm văn phòng đầu tiên cho công ty, với cái tên ban đầu Tempstaff. Cung ứng nhân sự thời vụ vào thời điểm đó là một công việc hoàn toàn mới lạ và đầy rủi ro. Mọi thứ không mấy sáng sủa bởi bà có rất ít kinh nghiệm, và cũng không có bằng đại học.

Hệ thống nhân viên thời vụ bị coi là bất hợp pháp tại Nhật lúc bấy giờ. Thay vì thay đổi ý tưởng kinh doanh, Shinohara đã chọn cách mạo hiểm. Dù không ít lần bị Bộ Lao Động Nhật Bản gọi lên “nói chuyện” nhưng bà vẫn liên tục vận động thay đổi luật về việc làm thời vụ.

yoshico_quote_2

Như người Việt Nam thường bảo nhau: "Đàn bà dễ có mấy tay". Shinohara nhận xét về bản thân: "Đức tính của tôi là ghét trở thành kẻ thua cuộc". Hay nói cách khác, nữ tỷ phú này quả là người dám nghĩ, dám làm, dám đi tới cùng để đạt được mục tiêu của mình.

Empty

Tình hình kinh doanh của Temp Holding bắt đầu có sự tiến triển mạnh mẽ. Cho tới tận những năm 1980, Shinohara vẫn bảo lưu quan điểm chỉ tuyển lao động nữ. Nhưng rồi bà nhận ra việc quá an toàn trong kinh doanh là một thói quen không tốt. Không thể tự hài lòng với bản thân, đứng mãi bên trong vùng an toàn nếu muốn công ty phát triển.

Hơn thế nữa, bà muốn tạo một sự cân bằng nên quyết định thay đổi tư tưởng và tuyển dụng thêm nam giới.

“Năm 1988, nữ quản lý của tôi đã bác bỏ ý kiến tuyển dụng nhân công nam. Cô ấy cho rằng công ty không cần những “sinh vật” như vậy. Thế nhưng tôi lại cho rằng sự cân bằng nam giới và nữ giới là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của công ty. Hiện nay, công ty của tôi đã có 40% nhân sự là nam giới, một sự thay đổi khác hoàn toàn so với những ngày đầu thành lập”.

Sau này, các chuyên gia phân tích nhận định, Temp Holdings có được thành công như ngày hôm nay bởi hai yếu tố mang tính bước ngoặt. Thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1990 đã khiến các công ty không muốn thuê lao động toàn thời gian, mà thay vào đó tìm tới nhân sự thời vụ của Temp. Thứ hai, việc quyết định tuyển lao động nam giúp công ty chiếm thêm thị phần trong mảng nhân sự.

Tự miêu tả phong cách lãnh đạo của mình như thế "ốc mượn hồn", Shinohara nhấn mạnh: "Khi ốc mượn hồn lớn lên, chúng rời bỏ lớp vỏ cũ và tìm tới những nơi trú ngụ khác. TempStaff cũng giống như vậy! Khi chúng tôi lớn hơn, bộ máy quản lý cũng sẽ phải tương xứng với tốc độ phát triển." Năm 2008, TempStaff chính thức trở thành Temp Holdings - mang một vị thế hoàn toàn mới.

Caption_SUBTITLE3a
yoshico_quote_4

Không giống như nhiều triệu phú và tỷ phú lập nghiệp khác, Shinohara không hề có ý định trở thành 1% người giàu có nhất thế giới. Bà chỉ đơn giản muốn đóng góp vào nền kinh tế của đất nước, đấu tranh cho nữ giới không còn bị cho là làm những công việc vô ích.

Shinohara đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều phụ nữ sống trong chế độ trọng nam khinh nữ hà khắc ở Nhật Bản thời đó. Chính các dịch vụ cung ứng lao động ngắn hạn đã mở rộng cánh cửa nghề nghiệp cho phụ nữ Nhật Bản.

Hiện tại, Yoshiko Shinohara là Chủ tịch danh dự của Tập đoàn Temps Holding. Không ai hình dung được văn phòng đầu tiên của công ty bên trong căn hộ bé nhỏ của bà ra sao, thế nhưng, người ta biết tới Temp Holdings với quy mô 313 chi nhánh trên toàn thế giới, xuất hiện tại Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... đồng thời tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn người. Ở tuổi 83, bà vẫn tiếp tục vẫn tiếp tục chỉ đạo mở rộng hoạt động của công ty sang nhiều lĩnh vực mới, đặc biệt là các lĩnh vực như y tế, giáo dục và IT.