Ngày pháp luật

"Nữ tướng" Vinamilk Mai Kiều Liên – Chọn ngành sữa theo lời khuyên của ba, từng muốn bỏ ngang, cảm thấy làm chưa tốt

Theo Thảo Anh/Tri Thức Trẻ

Thời của mình đi học ngành sữa ban đầu với bà Mai Kiều Liên chỉ là vì bắt buộc nên phải tuân thủ thôi. Sau đó có cơ hội được lựa lại ngành, và bản thân nữ tướng này phân trần rất muốn chuyển ngành.

"Nữ tướng" Vinamilk Mai Kiều Liên – Chọn ngành sữa theo lời khuyên của ba, từng muốn bỏ ngang, cảm thấy làm chưa tốt - Ảnh 1

Là một nữ tướng tên tuổi trong giới kinh doanh, chèo chống Vinamilk từ thời sơ khai để có được một Công ty đạt giá trị vốn hóa 10 tỷ USD như hiện nay (tức tăng 100 lần kể từ năm 2003), bà Mai Kiều Liên đã lần đầu chia sẻ về câu chuyện 40 năm kinh doanh sữa của mình.

Tôi theo ngành sữa là theo lời khuyên của bố tôi

Trải lòng, bà Liên cho biết: "Thực ra tôi theo ngành sữa là theo lời khuyên của bố tôi". Trước năm 1975 lúc còn đi học ở bên Nga thì bà được phân công ngành nào thì phải học ngành đó, bà Liên kể: "khi mà đến biên giới của Trung Quốc và Nga, lúc đó 176 anh chị em chúng tôi mới biết ai học ngành nào. Đọc lên thì 4 người học ngành sữa, tôi ngỡ ngàng trong đó có tôi".

Được biết, lúc bấy giờ nói đến ngành sữa nghe thấy rất lạ. Thời điểm đó, cả miền Bắc chỉ có mỗi nông trường Mộc Châu sở hữu vài trăm con bò của Cuba viện trợ, và công nghiệp chế biến còn chưa có. Đến năm 1975, Việt Nam mới có 2 nhà máy là Trường Thọ và nhà máy của người Hoa, chỉ sản xuất sữa đặc có đường.

Bởi vậy, thời của mình đi học ngành sữa ban đầu với bà Liên chỉ là vì bắt buộc nên phải tuân thủ thôi. Sau đó có cơ hội được lựa lại ngành, và bản thân nữ tướng này phân trần rất muốn chuyển ngành.

Thế nhưng trước khi quyết định, bà Liên có hỏi ba của mình, và nhận được lời khuyên: "Con nên đi học ngành sữa, vì sau chiến tranh việc lớn nhất là suy dinh dưỡng của trẻ em, chỉ có sữa mới giải quyết được vấn đề này".

Nghe lời khuyên đó, bà Liên quyết định đi ngành sữa cho đến bây giờ.

Vinamilk luôn cảm thấy mình chưa làm tốt hơn

Và trong suốt 40 năm chèo chống Vinamilk, thì khó khăn theo quan điểm bà Liên: "Thực sự cho đến bây giờ thì tôi nghĩ khó khăn thì luôn luôn cùng đồng hành với chúng ta, kể cả người lãnh đạo hay người không lãnh đạo trong cuộc sống. Mỗi một giai đoạn sẽ có một khó khăn riêng, và người lãnh đạo phải luôn cố gắng tìm ra mắt xích để giải quyết những vấn đề mắc phải. Nếu hỏi về mệt mỏi, hay khó khăn nhất thì tôi nghĩ là chừng nào cũng có khó khăn để mà xử lý".

Liên quan đến vấn đề cạnh tranh, người đứng đầu Vinamilk thẳng thắn thật sự mà nói từ tấm lòng rất cảm ơn đối thủ cạnh tranh, bởi trong một thị trường rất rộng lớn thì bản thân đối thủ đã là cùng đồng hành, cùng cạnh tranh và cùng phát triển.

Riêng về Vinamilk, "không chỉ cá nhân tôi mà cả tập thể nhân viên Vinamilk đều luôn tự hào nhất một điều chúng ta đã có thương hiệu sữa Việt Nam và không thua kém gì các bạn trong khu vực", bà Liên tự hào chia sẻ.

Thứ hai, Vinamilk cũng đã xây dựng được hệ thống chăn nuôi bò sữa mà ước mớ rất lâu cả mấy chục năm đã thành hiện thực. Bởi, nếu tự chủ được nguyên liệu, sẽ tự chủ được sản xuất, từ đó tự chủ trong giá thành và tất cả mọi cái.

Một điều tự hào thứ ba mà Công ty vẫn thường nói với nhau là sản phẩm sữa Vinamilk đã có măt tại 40 nước trên thế giới, đây cũng là ước mơ rất lâu mà chúng ta có được, bà Liên nói thêm.

Ngược lại, vẫn luôn đao đáo một điều chưa hài lòng, Vinamilk luôn cảm thấy mình chưa làm tốt hơn, chưa thể làm tốt hơn.

Phụ nữ chỉ thua đàn ông ở sức lực

Là một cá nhân trong số 25% CEO Việt Nam là phụ nữ, bà Liên cho rằng tỷ lệ trên có lẽ do Việt Nam có một đặc thù riêng. Thứ nhất, phân biệt giới tính nam và nữ ở Việt Nam ít hơn các nước xung quanh, đồng thời nước ta cũng đã trải qua mấy chục năm chiến tranh.

Ví dụ như ở ngoài Bắc, khi mà chiến tranh thì tất cả người nam ra trận, còn lại nữ ở nhà và làm hết mọi việc của người nam, không chừa một việc gì từ xây nhà, đi cày… toàn là việc nam giới nhưng đi hết rồi còn ai nữa, cho nên toàn bộ người nữ phải làm

Chính môi trường đó tạo cho người phụ nữ Việt Nam tính tự lập, tự chủ cao, và tự quyết định vì không thể nhờ ai. "Theo tôi thì nữ chỉ thua nam ở sức lực thôi, sức lực cơ bản. Vì ông trời phú cho nam một cơ thể khỏe mạnh hơn. Còn tất cả mọi cái như kiến thức, đạo đức, đối nhân xử thế, quan hệ xã hội… nữ và nam ngang bằng nhau", nữ lãnh đạo nói.

Liên quan đến việc nữ tính trong quản trị, bà Liên cho rằng cái lắng nghe và thấu hiểu của người nữ ở mức cao. Bởi, người nữ dù có là lãnh đạo, quyết đoán nhưng việc luôn luôn lắng nghe người đối diện là bản năng.

Tựu trung lại, nói về bí quyết lãnh đạo, bà Liên cho biết mỗi người có một ý khác nhau, nhưng tổng hợp lại thì cả nam và nữ đều có những cái bí quyết, kinh nghiệm để lãnh đạo, tập hợp mọi người. Trên quan điểm bà Liên, điều cơ bản là lãnh đạo phải chân thành. Thứ hai, lãnh đạo phải làm gương. Mình phải chứng minh được mình dẫn dắt định hướng để công ty đi lên, cuộc sống nhân viên khá lên, và mọi người cảm thấy rằng 5 giờ chiều thích về nhà và 8 giờ sáng thích lên công ty. Đó là một công ty thành công, bà Liên khẳng định.

"Mình phải chuẩn bị, phải có kiến thức, ai cũng có mong muốn, mục tiêu cao hơn, lớn hơn", hiện nay văn hóa của Vinamilk có 5-7 văn hóa, trong đó có khẩu hiệu "Tôi là chuyên gia"; Vì khi mình có kiến thức rồi, mình mới ra quyết định kinh nghiệm bản thân, bà Liên nhấn mạnh.

Tôi không muốn có người giúp việc

Điểm qua về cá nhân bà Liên, nữ tướng thẳng thắn chia sẻ: "Tôi không muốn có người giúp việc".

Vậy làm thế nào vị này cân bằng công việc và gia đình? Trả lời, bà Liên cho rằng thời gian dành cho công việc là 8 giờ, thời gian ở nhà 8 giờ và thời gian nghỉ ngơi 8 giờ. Đối với bà, thời gian ở nhà là lúc vợ chồng, gia đình thống nhất với nhau, cùng con cái làm việc nhà.

"Không có người giúp việc với riêng hoàn cảnh gia đình tôi là do tôi không muốn có. Vì tôi không muốn con cái ỷ lại, không muốn con cái có ý định sai khiến, làm phiền người khác. Vợ chồng tôi sẽ cùng con cái tìm cách phân chia, giải quyết", bà Liên chia sẻ.

Tin Cùng Chuyên Mục