Ngày pháp luật

Nợ gấp gần 1,7 lần vốn chủ sở hữu: Tại sao cổ phiếu Vinaconex vẫn đắt khách?

Theo Thiên Bình/Lao Động

Mới đây, Vinaconex khiến thị trường chứng khoán ngạc nhiên khi có đến 4 nhà đầu tư chi gần 5.500 tỉ đồng, đăng ký mua trọn lô gần 255 triệu cổ phần VCG mà Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn.

Trong số đó 4 nhà đầu tư, có ba doanh nghiệp và một cá nhân. Ba doanh nghiệp là Công ty TNHH An Quý Hưng, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng Thăng Long JTC, Công ty TNHH Đầu tư Star Invest và một cá nhân là ông Nguyễn Văn Đông.

Nợ gấp gần 1,7 lần vốn chủ sở hữu: Tại sao cổ phiếu Vinaconex vẫn đắt khách? - Ảnh 1

4 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần Vinaconex

Song điều đáng nói là 4 cái tên này đều rất mới trên thị trường chứng khoán, thậm chí có công ty chỉ mới thành lập trước thời điểm mua cổ phần không lâu. 

Trước đó, cổ phần của Vinaconex từng rất ế ẩm. Hồi năm ngoái, SCIC tổ chức đấu giá cổ phần VCG của Vinaconex, song đợt chào bán không thành công.

Bên cạnh đó, công việc làm ăn của Vinaconex cũng chẳng mấy khả quan, nếu không muốn nói là bê bết. 

Theo Báo cáo tài chính quý I năm 2018, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này là 7.513 tỷ, trong khi đó, nợ tính đến thời điểm cuối tháng 3.2018 là 12.668 tỷ. Tức là nợ gấp gần 1,7 lần vốn chủ sở hữu. 

Báo cáo tài chính quý II năm 2018, vốn chủ sở hữu giảm xuống còn là 7.394 tỷ trong khi nợ tính đến cuối tháng 6.2018 lại tăng nhẹ lên 12.669 tỷ. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này chỉ đạt 548 tỷ giảm so với quý I năm 2018 là 1.122 tỷ.

Gần thời điểm phiên đấu giá diễn ra, tình hình kinh doanh của đơn vị này cũng chẳng mấy khởi sắc, thậm chí còn giảm sâu hơn.

Lợi nhuận sau thuế của Vinaconex giảm sâu từ 260 tỷ đồng hồi quý III năm 2017 xuống chỉ còn 185 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 368 tỷ đồng, giảm mạnh từ 623 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.

Tại thời điểm cuối tháng 9 năm 2018, tổng tài sản của Vinaconex chỉ đạt 20.170 tỷ đồng, giảm 1.459 tỷ đồng, tương ứng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nợ gấp gần 1,7 lần vốn chủ sở hữu: Tại sao cổ phiếu Vinaconex vẫn đắt khách? - Ảnh 2
Nợ gấp gần 1,7 lần vốn chủ sở hữu: Tại sao cổ phiếu Vinaconex vẫn đắt khách? - Ảnh 3

Nợ của Vinaconex thậm chí còn nhiều hơn so với lợi nhuận sau thuế

Không ai nghĩ rằng với tình hình làm ăn liên tục thua lỗ như hiện nay, Vinaconex lại "đắt khách" như vậy. Nhiều chuyên gia nhận định, điểm thu hút nhà đầu tư với Vinaconex có thể là nguồn quỹ đất mà đơn vị này đang sở hữu. 

Nhờ hoạt động kinh doanh chính xây lắp công trình, kinh doanh bất động sản, công ty mẹ Vinaconex hiện sở hữu lượng quỹ đất lớn tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Theo bản công bố thông tin mới nhất, Vinaconex đang quản lý và sở hữu 3,2 triệu m2 đất, bao gồm 131,786 m2 được giao tại 9 công trình và 3 triệu m2 đất thuê đang thực hiện đầu tư tại 7 dự án khác.

Tin Cùng Chuyên Mục