Ngày pháp luật

Nhận 240 tỷ đồng từ SMBC, SmartPay mang đến cơ hội lớn cho hàng triệu tiểu thương

Phúc Vinh

Khoản đầu tư 240 tỷ đồng của SMBC sẽ là bước đệm quan trọng giúp SmartNet – công ty chủ quản của SmartPay, nâng cao giải pháp công nghệ dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, trở thành nền tảng cung ứng dịch vụ tài chính hàng đầu tại Việt Nam dành cho nhà bán hàng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 9/2022, có gần 14 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Đối với dịch vụ mobile money, khách hàng thí điểm đạt 2,34 triệu tài khoản, trong đó có 1,62 triệu tài khoản mở ở khu vực nông thôn, hải đảo, chiếm 69,23% tổng số tài khoản mobile money. Hiện có 3 đơn vị được cung cấp thí điểm có đến hơn 82.200 điểm giao dịch kinh doanh được thiết lập; 14.500 đơn vị chấp nhận thẻ. Đây là lợi thế rất tốt để phục vụ việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Tuy nhiên, đối với phân khúc khách hàng là các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ thì thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa thực sự thuyết phục. Nguyên nhân xuất phát từ việc các doanh nghiệp này hoạt động ở quy mô nhỏ và dễ trở nên yếu thế trước những biến động của môi trường kinh doanh.

Nhận 240 tỷ đồng từ SMBC, SmartPay mang đến cơ hội lớn cho hàng triệu tiểu thương - Ảnh 1

Chia sẻ tại một sự kiện, ông Marek Forysiak- Nhà sáng lập & Chủ tịch Hội đồng quản trị SmartPay, cho biết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là “trái tim” của nền kinh tế Việt Nam, chiếm gần 70% GDP vào năm 2020. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tiềm năng nhất khu vực Đông Nam Á, dự kiến sẽ tăng trưởng 175% vào năm 2025 để vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực.

Số lượng giao dịch bằng tiền mặt tại Việt Nam cũng giảm rõ rệt từ 86% (2017) xuống chỉ còn 54% trong năm 2021, điều này vừa là lợi thế vừa là thách thức với tiểu thương khi phải nhanh chóng chuyển mình để cạnh tranh với các chuỗi thương hiệu lớn trong làn sóng số hóa này.

Hiện nay phân khúc 4 triệu nhà bán hàng nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm 50% doanh thu bán lẻ vào năm 2021, khoảng 210 tỷ USD. Trong đó doanh số các tiểu thương chiếm 100 tỷ USD. Phân khúc này vẫn tiếp tục tăng trưởng hàng năm khoảng 10%. Trong 7 năm tới, con số đó sẽ tăng từ 100 đến 200 tỷ USD.

Trước những tiềm năng và nhu cầu như vậy, nhiều đơn vị fintech đã chủ động phát triển các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp và người dùng. Trong đó, SmartPay do SmartNet phát triển đang được đánh giá là nền tảng cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện, ưu việt dành riêng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ.

Được biết, ngay từ khi thành lập năm 2019, SmartPay đã lựa chọn hướng đi khác biệt là đồng hành cùng sự phát triển của hàng triệu tiểu thương Việt Nam, giúp họ tiếp cận công nghệ tiên tiến, nhanh hơn, tiết kiệm và uy tín hơn. Không chỉ giúp nhà bán hàng chấp nhận mọi hình thức thanh toán, SmartPay này còn cung cấp dịch vụ kết nối các sản phẩm cho vay, giúp nhà bán hàng tiếp cận nguồn vốn kinh doanh bất kể quy mô của họ.

"Khác với các tổ chức tài chính khác chúng tôi lấy tiểu thương là trọng tâm. Chúng tôi tập trung cung cấp, phát triển và thiết kế các giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi các ngân hàng và đơn vị tài chính khác phục vụ nhiều phân khúc khác nhau. SmartPay không chỉ là một ứng dụng, chúng tôi đang cung cấp các giải pháp toàn diện để giúp cho tiểu thương kinh doanh tốt hơn và những sản phẩm ấy được thiết kế dành riêng cho các nhu cầu khác nhau của từng nhà bán hàng. Chúng tôi linh hoạt điều chỉnh các sản phẩm của mình bằng các dịch vụ bổ sung dành cho các nhà bán hàng vừa và nhỏ", đại diện SmartPay chia sẻ.

Chủ tịch SmartPay phân tích: “Khách hàng mục tiêu của chúng tôi là các tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ và chủ cửa hàng tại Việt Nam mà giao dịch kinh doanh trung bình của họ dao động từ 1-2 đô la (khoảng 20.000 - 50.000 đồng). Do đó, khi chúng tôi nghĩ về lợi thế cạnh tranh của mình (điều mà tôi đã nghĩ đến từ ngày thành lập doanh nghiệp này) sẽ là: chúng tôi phải có khả năng phục vụ phân khúc này với chi phí càng gần 0 càng tốt. Các tổ chức tài chính lớn khác khó có thể xử lý các giao dịch nhỏ đó (ví dụ chỉ khoảng 5.000 - 15.000 đồng) với cùng mức chi phí mà SmartPay có thể thực hiện được. Khách hàng của chúng tôi là những người bán hàng rong, tiệm mì, những người buôn bán đồ ăn uống và cửa hàng tạp hóa.”

Đến nay, sau gần 3 năm hoạt động, công ty đã ghi nhận nhiều thành quả tích cực. Lũy kế tổng giá trị hàng hóa (GMV) qua SmartPay đạt 4,5 tỷ USD. Riêng trong năm 2022, doanh thu qua SmartPay ước tính đạt 16 triệu USD, tăng 71% so với năm 2021. Ngoài ra, SmartPay đang có hơn 740.000 đơn vị chấp nhận thanh toán và hàng chục triệu người dùng.

Với những tiềm năng lớn cùng lối đi đúng đắn, mới đây, SmartNet đã được Tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản - Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đầu tư 9,2 triệu USD tương đương 240 tỷ đồng. Trong thông báo phát đi, SMBC cho biết thỏa thuận này sẽ giúp công ty mở rộng mạng lưới nhượng quyền thương mại tại Châu Á và củng cố vị thế ngân hàng số trong khu vực.

Ông Marek Forysiak cho biết thỏa thuận với SMBC là một bước quan trọng trong chiến lược của công ty nhằm nâng tầm đời sống kinh doanh của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và trở thành nền tảng cung ứng dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam dành cho nhà bán hàng.

“Khoản đầu tư của SMBC là một phần của vòng gọi vốn Series A trị giá 30 triệu USD. Bên cạnh cung cấp các giải pháp thanh toán ưu việt, chúng tôi còn mở ra cơ hội để nhà bán hàng tăng trưởng doanh thu với các dịch vụ như mua trước trả sau, tín dụng tiêu dùng linh hoạt hay trả góp qua thẻ, những dịch vụ mà trước đây chỉ được cung cấp đến các chuỗi bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam.

Nhận 240 tỷ đồng từ SMBC, SmartPay mang đến cơ hội lớn cho hàng triệu tiểu thương - Ảnh 2

Hơn nữa, đây cũng một phần trong chiến lược để SmartPay trở thành nhà cung cấp SmartPOS số 1 tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng khoản đầu tư này sẽ cung cấp nguồn tài chính đủ lớn giúp hiện thực hóa mục tiêu trên với 100.000 SmartPOS sẽ được tung ra thị trường vào đầu năm 2023”, đại diện SmartPay cho biết.

Tin Cùng Chuyên Mục