Ngày pháp luật

Nhà "cổ truyền" từ bê tông: Xu hướng xây dựng bảo vệ môi trường, gìn giữ bản sắc văn hóa

Trong những năm gần đây, khi vấn đề bảo vệ môi trường và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống ngày càng được xã hội quan tâm, một xu hướng mới đã xuất hiện và nhanh chóng lan rộng trong lĩnh vực xây dựng: Sử dụng bê tông giả gỗ trong các công trình kiến trúc cổ truyền. Đặc biệt, tại các vùng quê Bắc Bộ - nơi lưu giữ nhiều nếp nhà thờ họ, nhà từ đường, nhà gác cổ, việc sử dụng chất liệu này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang lại hiệu quả thẩm mỹ và giá trị lâu dài.

Công ty Cổ phần Kiến trúc TACC Việt Nam - đơn vị tiên phong trong thiết kế, thi công công trình truyền thống bằng bê tông giả gỗ.
Công ty Cổ phần Kiến trúc TACC Việt Nam - đơn vị tiên phong trong thiết kế, thi công công trình truyền thống bằng bê tông giả gỗ.

Giải pháp thay thế bền vững cho gỗ tự nhiên

Từ xa xưa, người Việt đã sử dụng gỗ làm vật liệu chính trong xây dựng nhà cửa, đình, chùa, miếu mạo… bởi vẻ đẹp mộc mạc, ấm cúng, gần gũi thiên nhiên. Tuy nhiên, gỗ tự nhiên ngày nay đang ngày càng khan hiếm, giá thành cao, trong khi chất lượng lại không ổn định do ảnh hưởng của khí hậu, sâu mọt, độ ẩm. Chưa kể đến việc khai thác gỗ ồ ạt còn để lại những hệ lụy nặng nề về môi trường - từ phá rừng, sạt lở đất đến suy giảm đa dạng sinh học.

Theo các chuyên gia môi trường, mỗi năm Việt Nam mất hàng nghìn hecta rừng tự nhiên, phần lớn là do nhu cầu sử dụng gỗ trong xây dựng và đồ nội thất. Trong bối cảnh đó, bê tông giả gỗ nổi lên như một vật liệu thay thế lý tưởng: Vừa giữ được vẻ đẹp truyền thống của kiến trúc gỗ, vừa bền bỉ, chống chịu được thời tiết khắc nghiệt, lại giảm áp lực lên rừng tự nhiên.

Bê tông giả gỗ là loại vật liệu được tạo nên từ xi măng, cát, đá và các phụ gia đặc biệt, sau đó được đổ khuôn, tạo vân, tô màu và xử lý bề mặt để mô phỏng gần như chính xác kết cấu, màu sắc và vân gỗ thật. Nhờ ứng dụng công nghệ mới, các chi tiết như vân gỗ sồi, lim, gụ, trắc… có thể được thể hiện tinh xảo, sống động không kém gì gỗ tự nhiên. Không giống như gỗ thật - dễ bị mục, cong vênh hoặc nứt nẻ theo thời gian - bê tông giả gỗ có độ bền vượt trội, chống cháy, chống thấm nước, chịu lực tốt và đặc biệt là gần như không cần bảo trì trong suốt nhiều năm.

Theo ông Phạm Tiến Triển - Giám đốc Công ty Cổ phần Kiến trúc TACC Việt Nam - đơn vị tiên phong trong thiết kế, thi công công trình truyền thống bằng bê tông giả gỗ: “Chúng tôi có thể phục dựng gần như nguyên bản những công trình theo lối kiến trúc truyền thống như nhà kẻ truyền, nhà ba gian, năm gian với các chi tiết hoa văn tinh tế. Công nghệ bê tông hiện đại cho phép tái tạo cả những chi tiết chạm khắc theo niên đại cổ, kết hợp với bàn tay tài hoa của nghệ nhân để giữ được hồn cốt của văn hóa Việt”.

Góc nhìn từ người sử dụng: Đẹp - bền - tiết kiệm

Không chỉ là giải pháp kỹ thuật, bê tông giả gỗ đang nhận được sự đón nhận tích cực từ chính những người dân, đặc biệt là các gia đình muốn xây dựng nhà thờ tổ, từ đường, nhà sàn…

Ông Vũ Thoan, trú tại làng Tiến Sĩ, xã Mộ Trạch (Bình Giang, Hải Dương) chia sẻ: “Ban đầu, tôi cũng phân vân, nhưng sau khi tận mắt thấy công trình bê tông giả gỗ do TACC thực hiện cho một gia đình ở huyện bên, tôi thực sự bị thuyết phục. Gia đình tôi muốn xây nhà thờ tổ, nhưng nếu làm bằng gỗ thì chi phí lên tới vài tỷ đồng, lại lo mối mọt sau này. Làm bằng bê tông, chi phí chỉ bằng một nửa mà vẫn giữ được sự trang nghiêm, cổ kính”.

Ông Đinh Minh Sơn - đại diện dòng họ Đinh ở Yên Lộc, Ý Yên, Nam Định cũng cho biết: “Chúng tôi lựa chọn bê tông giả gỗ vì nó không chỉ đẹp mà còn mang đến sự yên tâm lâu dài. Thời tiết miền Bắc khắc nghiệt, nếu dùng gỗ thật thì sau vài năm phải sửa chữa, gia cố rất tốn kém. Với bê tông giả gỗ, chúng tôi an tâm cho cả thế hệ con cháu sử dụng sau này”.

Theo khảo sát từ các công ty xây dựng chuyên về kiến trúc truyền thống, nhu cầu sử dụng bê tông giả gỗ đang tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm gần đây, đặc biệt là tại các tỉnh Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ. Khách hàng không chỉ là các gia đình mà còn có các dòng họ, nhà chùa, đền, phủ muốn phục dựng các công trình tâm linh theo lối cổ nhưng vẫn đảm bảo độ bền và dễ thi công.

Một trong những ưu điểm lớn của bê tông giả gỗ là thời gian thi công ngắn. Do các chi tiết có thể được sản xuất trước tại xưởng theo đúng kích thước, màu sắc, họa tiết… sau đó đưa đến lắp đặt tại công trình. Nhờ đó, tiến độ thi công nhanh hơn nhiều so với xây dựng nhà gỗ truyền thống - vốn đòi hỏi thời gian dài để đục đẽo, xử lý, sơn phủ từng chi tiết. Ngoài ra, chi phí bảo trì của công trình bê tông giả gỗ thấp hơn nhiều so với nhà gỗ thật - vốn thường xuyên phải xử lý chống mối, thay gỗ, bảo dưỡng định kỳ.

Không dừng lại ở việc thay thế vật liệu, xu hướng sử dụng bê tông giả gỗ đang mở ra một hướng đi mới trong việc bảo tồn kiến trúc truyền thống, đó là kết hợp giá trị văn hóa cổ truyền với công nghệ hiện đại để tạo nên những công trình bền vững, phù hợp với thời đại.

Ông Phạm Tiến Triển nhận định: “Kiến trúc truyền thống không chỉ là vẻ ngoài, mà là không gian văn hóa gắn liền với lối sống, phong tục, niềm tin của người Việt. Việc dùng bê tông giả gỗ giúp chúng tôi tiếp tục bảo tồn các công trình văn hóa theo đúng tinh thần gốc, đồng thời thích nghi với điều kiện kinh tế và kỹ thuật ngày nay”.

Từ góc nhìn xã hội, đây cũng là bước tiến quan trọng trong việc "dân chủ hóa" không gian văn hóa, khi mà ngay cả các gia đình có thu nhập trung bình cũng có thể sở hữu những công trình mang đậm hồn Việt, thay vì phải chi hàng tỷ đồng cho gỗ tự nhiên.

 
Ông Phạm Tiến Triển - Giám đốc Công ty Cổ phần Kiến trúc TACC Việt Nam
Ông Phạm Tiến Triển - Giám đốc Công ty Cổ phần Kiến trúc TACC Việt Nam

"Với hơn 11 năm kinh nghiệm, Kiến trúc TACC Việt Nam khẳng định vị thế là một trong những đơn vị thiết kế và thi công hàng đầu tại Việt Nam trong các công trình tâm linh với kết cấu bê tông giả gỗ, giả đá… trên khắp cả nước. Sở hữu đội ngũ kiến trúc sư sáng tạo, kỹ sư trách nhiệm và lành nghề, TACC cam kết mang đến những công trình kiến trúc truyền thống đẹp, bền vững, hài hòa phong thủy, góp phần mang lại tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. TACC đang hướng đến sự kết hợp giữa nhà thờ họ và nhà ở. Đây không chỉ là xu hướng kiến trúc của năm 2025 mà còn là giải pháp tối ưu cho các gia đình Việt Nam hiện đại. Với sự đa dạng trong thiết kế, sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, mô hình này mang lại không gian sống tiện nghi, ý nghĩa và bền vững theo thời gian. Việc lựa chọn mẫu nhà phù hợp sẽ giúp gia đình vừa giữ gìn được giá trị văn hóa truyền thống, vừa có một không gian sống hiện đại, tiện ích".

Tin Cùng Chuyên Mục