Nguyễn Trần Hoàng Phương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Golden Smile: Ngành du lịch Việt Nam đang cần có “tổng đạo diễn”

Gắn bó với ngành du lịch hơn 10 năm, Thạc sĩ Nguyễn Trần Hoàng Phương ngoài vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Golden Smile, anh còn đảm nhiệm quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch xã hội và Chánh văn phòng Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam. Doanh nhân Hoàng Phương cho rằng, ngành du lịch Việt Nam đang cần có một “tổng đạo diễn”. Càng hiểu giá trị của hoạt động đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực trong nhu cầu phát triển nóng như hiện nay sẽ khiến cho ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh.

Nguyễn Trần Hoàng Phương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Golden Smile: Ngành du lịch Việt Nam đang cần có “tổng đạo diễn”

Trong hai năm vừa qua ngành du lịch Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, đó có phải là giai đoạn khó khăn, thử thách nhất với anh?

Dịch bệnh chính là bước ngoặt và cũng là khúc cua nguy hiểm để thử thách độ gan lỳ của những người làm du lịch như tôi. Từ ngành đóng góp 9,2% GDP và tổng thu đạt 755 nghìn tỷ đồng xuống gần như số 0 tròn trĩnh đã khiến cho những người trong nghề đều cảm thấy bàng hoàng và vô cùng hụt hẫng. Lúc đầu mọi người đều xem đại dịch như trở ngại to lớn kiềm chế nền kinh tế nhưng càng nghĩ lại thấy nhiều hướng đi, góc nhìn mới. Dịch bệnh khi ấy khiến tôi không thể làm du lịch quốc tế nên chuyển sang nội địa. Không thể đi thì ngồi lại nghiên cứu, phát triển du lịch địa phương, nhờ thế mà tôi vẫn luôn có kế hoạch cụ thể cho bản thân trong thời kỳ khó khăn này.

Nguyễn Trần Hoàng Phương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Golden Smile: Ngành du lịch Việt Nam đang cần có “tổng đạo diễn” - Ảnh 1

Với vai trò quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch xã hội và Chánh văn phòng Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam, anh có thể chia sẻ rõ hơn về trọng trách này?

Với vai trò quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch xã hội và Chánh văn phòng Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam, đây là trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là cơ hội để tôi phát huy suy nghĩ, sáng tạo, sự đột phá trong cách tiếp cận với du lịch trong và ngoài nước. Viện nghiên cứu Du lịch Xã hội là cơ quan định hướng chiến lược, quy hoạch và phát triển ở tầm vĩ mô vì thế chỉ cần đưa ra phương hướng sai lầm là có thể ảnh hưởng đến địa phương. Trước những đề án quy hoạch, tôi và đồng nghiệp đều cân nhắc được - mất khi thực hiện để phát huy tốt nhất vai trò của người quy hoạch.

Xu thế và nhu cầu cũng như thị trường du lịch thay đổi thường xuyên, chóng vánh nhất là sau đại dịch vì vậy để nắm bắt rõ tình hình không phải là chuyện đơn giản. Những lúc chênh vênh thế này thì vai trò của nghiên cứu để đưa ra kết luận mang tính chính xác cao lại càng quan trọng. Mặc khác tôi nhận thấy vai trò của mình trong việc tạo ra tư duy du lịch cũng như sinh kế cho người dân ở những tỉnh lẻ, những vùng có tiềm năng du lịch nhưng chưa được khai thác. Họ là những người nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để kiếm chén cơm, nhưng họ xứng đáng nhận được những thứ tốt hơn thông qua việc kinh doanh du lịch và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ.

Ở giai đoạn hiện nay du lịch Việt Nam được nhận định ra sao, thưa anh?

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ ra rằng năm 2020, các doanh nghiệp du lịch đã phải cắt giảm 70 - 80% số lượng nhân sự so với năm 2019. Năm 2021, lao động nghỉ việc khoảng 30%; Lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%; 10% lao động làm việc cầm chừng và chỉ còn 25% là làm việc bình thường so với năm 2020. Tôi luôn mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc đào tạo, cải tổ, xây dựng ngành du lịch Việt Nam. Nhu cầu nguồn nhân lực sau đại dịch vô cùng cấp bách vì thế chỉ có thể đi vào trọng tâm, làm đúng chỗ, kịp thời mới giải quyết được vấn đề trong giai đoạn này.

Nguyễn Trần Hoàng Phương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Golden Smile: Ngành du lịch Việt Nam đang cần có “tổng đạo diễn” - Ảnh 2

Chưa bao giờ thị trường du lịch Việt lại sôi động từ nội địa, outbound và inbound như bây giờ. Việt Nam chứng minh là quốc gia an toàn cũng như linh hoạt trong chính sách phát triển du lịch. Xu thế du lịch đến với thiên nhiên, đồng quê, những khung cảnh hoang sơ nằm trong nhóm du lịch xanh ngày càng phát triển ở Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã đón 228.258 khách quốc tế, chưa tính lượng khách nội địa rất lớn. Đây là con số đáng mừng chứng tỏ nguồn cầu đang nhiều hơn nguồn cung gấp nhiều lần. Giai đoạn này đánh giá rõ nét việc phát triển nóng, chưa vững chắc của ngành “công nghiệp không khói” tại Việt Nam. Nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác triệt để, nhất là nhân sự phục vụ trong ngành du lịch vừa thừa vừa thiếu, thừa nhân sự yếu kém nhưng lại thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là bài học và cũng là cơ hội để nước ta khẳng định giá trị tài nguyên phục vụ cho du lịch. Mặt khác thị trường du lịch phát triển mạnh mẽ vô tình là đòn bẩy giúp chúng ta nhìn thấy được giá trị để tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho đất nước.

Đào tạo vào chuyên môn, thực tiễn, giải quyết đúng nhu cầu thực tế là việc nên làm lúc này. Thay vì đào tạo mang tính định hướng, vĩ mô thì tập trung vào kỹ năng chuyên môn để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Các chương trình “cầm tay chỉ việc”, đào tạo nghề cấp tốc cho nông dân, người làm du lịch, hướng dẫn viên… cần được xây dựng bài bản và gần gũi với từng nhóm người.

Những đặc điểm nổi bật của du lịch Việt Nam và cảm nhận của khách quốc tế về du lịch Việt Nam theo nhận xét của anh thế nào?

Việt Nam là đất nước nhiều tiềm năng du lịch bậc nhất thế giới. Chúng ta có thiên nhiên kỳ thú, văn hóa ngàn năm từ Vua Hùng với hàng ngàn, hàng vạn di sản để lại. Và đặc biệt nhất là con người Việt Nam hiền hòa, thân thiện, mến khách. Con người được ví như sản vật quý nhất của một quốc gia, là quốc bảo không gì sánh được. Việt Nam có hàng triệu người dân với tâm hồn chất phác nhất sẵn sàng đem tâm huyết và bản sắc của mình giới thiệu đến khách du lịch toàn thế giới.

Khách du lịch quốc tế đã dành những lời có cánh cho đất nước Việt Nam, con người Việt Nam. Tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó thì họ vẫn chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ cũng như thái độ phục vụ của phần lớn những người đang công tác trong ngành du lịch. Du khách thường đi rất nhiều quốc gia vì thế họ có cái nhìn tổng quan và so sánh nhiều hơn. Vì thế chúng ta cần phải nỗ lực hoàn thiện chất lượng dịch vụ nhiều hơn để đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại đất nước hình chữ S.

 

Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu trong việc mở cửa đón khách quốc tế cũng như áp dụng hộ chiếu vắc xin. Sự kết nối từ inbound (đón khách quốc tế) và outbound (đưa khách Việt đi nước ngoài) đã thúc đẩy gần như toàn diện việc phát triển thông thương cũng như ngành “công nghiệp không khói” này.

Tin Cùng Chuyên Mục