Phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam đều biết về trách nhiệm xã hội nhưng chủ yếu ở mức độ không rõ ràng. Bản thân chị hiểu thế nào về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không còn là một khái niệm mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các hoạt động về trách nhiệm xã hội của vẫn chỉ được hiểu là các đóng góp từ thiện,chia sẻ cộng đồng hoặc là công tác xã hội tự nguyện của doanh nghiệp. Không thể phủ nhận rằng hoạt động từ thiện, công tác xã hội sẽ mang lại một số tác động tích cực. Tuy nhiên, những hoạt động này sẽ hiệu quả hơn nếu như nó là một phần trong chiến lược phát triển bền vững tổng thể của doanh nghiệp đó.
Bản thân tôi quan điểm, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội về cơ bản chính là sự cam kết thực hiện các trách nhiệm về chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông qua các quyết định của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, góp phần cho sự phát triển bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.
“Với cương vị Giám đốc điều hành cùng lúc 3 công ty, tôi luôn tất bật với guồng quay công việc và cuộc sống. Song, tôi vẫn luôn ý thức dành một phần tâm sức của mình để tham gia thực hiện “hành trình thiện nguyện” nhằm chia sẻ khó khăn với người nghèo và những mảnh đời không may mắn trong xã hội”.
Theo chị, điều gì khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng thực hiện trách nhiệm xã hội?
Theo tôi, lý do lớn nhất là bởi từ trước đến nay, doanh nghiệp Việt Nam chưa có định hướng rõ ràng, cụ thể trong chiến lược phát triển doanh nghiệp gắn với thực hiện trách nhiệm xã hội. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp nhỏ nghĩ rằng họ không đủ nguồn lực tài chính để thực hiện trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, trách nhiệm xã hội không thể chờ đủ tài chính rồi mới làm. Doanh nghiệp phải nhận ra rằng khó khăn về tài chính hay quy mô nhỏ hoàn toàn không liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Tự doanh nghiệp tồn tại là họ phải có trách nhiệm và bổn phận, dù ít thôi cũng được. Điều này xuất phát từ cái Tâm của người lãnh đạo.
Cần xuất phát từ cơ sở vững chắc nào để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong bốicảnh hiện nay, thưa chị?
Trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố kinh tế đầu tiên. Để làm tốt điều này, doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần; Tìm
kiếm nguồn cung ứng lao động; Phát hiện những nguồn tài nguyên mới; Thúc đẩy tiến bộ công nghệ,phát triển sản phẩm và phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ sao cho hợp lý.
Khi doanh nghiệp vận hành bộ máy kinh tế vững chắc thì sẽ tạo ra công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, người lao động được tạo cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, được hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh. Khi các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ những điều trên thì chắc chắn sẽ đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, mặt khác góp phần to lớn vào việc tăng thêm phúc lợi cho xã hội.
Chiến lược phát triển doanh nghiệp gắn với thực hiện trách nhiệm xã hội được chị định hướng cụ thể như thế nào trong suốt hành trình kinh doanh của mình?
Không có sự thành công nào là may mắn ngẫu nhiên và thành công không đến với bạn một sớm một chiều mà phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức với sự kiên trì, bền bỉ. Trải qua nhiều khó khăn, vất vả tôi vẫn luôn vững lòng tin để vượt qua từng bước xây dựng sự nghiệp riêng của mình.
Trong quá trình kinh doanh, tôi luôn tâm niệm phải làm theo chữ “Tâm”. Với tôi, tiêu chuẩn của một doanh nhân đích thực phải có đủ Tâm – Tài – Trí – Đức. Chữ Tâm không chỉ đơn thuần là hành vi ứng xử có đạo đức trong kinh doanh mà là nền tảng vững chắc của việc xây dựng thương hiệu cho một doanhnghiệp, và là nhân tố quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu uy tín bền vững trên thị trường trong và ngoài nước.
Với cương vị Giám đốc điều hành cùng lúc 3 công ty: Công ty TNHH Lâm sản Hào Anh, Công ty Sản xuấtnhựa tái sinh PP và Công ty Mỹ phẩm Quốc tế ICC, tôi luôn tất bật với guồng quay công việc, cuộc sống. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn ý thức dành một phần tâm sức của mình để tham gia thực hiện “hành trình thiện nguyện” nhằm chia sẻ khó khăn với người nghèo và những mảnh đời không may mắn trong xã hội.
Tôi hiện đang là Trưởng ban Đấu giá “Hành trình kết nối yêu thương”. Đây là chương trình thiện nguyện thiết thực đã giúp kết nối nhiều tổ chức tới hàng triệu trẻ em nghèo với những hỗ trợ lên tới hàng tỷ đồng tiền mặt và vật phẩm, cũng như giúp cho hàng ngàn doanh nghiệp kết nối mở rộng đầu tư làm ăn.Tôi hy vọng, với mục đích, ý nghĩa nhân văn, chương trình sẽ tiếp tục lan tỏa nhiều yêu thương hơn nữa để có thể tuyên truyền quyền bảo vệ trẻ em và phụ nữ, cũng như giúp cho những hoàn cảnh khó khăn khác có cuộc sống được tốt hơn.