Ngày pháp luật

Người Việt Nam làm gì trên điện thoại di động?

Theo The Leader

Người trưởng thành Việt Nam dùng hơn 5h mỗi ngày để truy cập Internet với những thiết bị di động của mình. Do đó, di động không chỉ là một xu hướng mà còn trở thành một kênh bắt buộc khi làm tiếp thị trên các nền tảng số.

Là một trong những quốc gia có số lượng người dùng điện thoại thông minh cao nhất thế giới, rất dễ hiểu khi Việt Nam cũng là một trong những nước tải ứng dụng nhiều hàng đầu ở thời điểm hiện tại.

Theo bảng xếp hạng nhóm các thị trường có nhiều lượt tải ứng dụng nhất trên hai kho tải Apple Store và Google Play tính đến hết quý 2 năm 2019, Việt Nam là quốc gia xếp vị trí thứ 7 tổng cộng 750 triệu lượt tải app. Ba quốc gia là Brazil, Hoa Kỳ và Ấn Độ, vốn là những thị trường lớn nhất thế giới, tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu của mình.

Người Việt Nam làm gì trên điện thoại di động?
Người Việt Nam làm gì trên điện thoại di động?

Người trưởng thành Việt Nam hiện nay dùng phần lớn thời gian trong ngày để truy cập Internet với những thiết bị di động của mình. Do đó, di động không chỉ là một xu hướng mà còn trở thành một kênh bắt buộc khi làm tiếp thị trên các nền tảng số.

Theo báo cáo mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường QandMe, người Việt Nam trong năm 2020 đang ngày một sử dụng các ứng dụng trên di động nhiều hơn, về cả số lượng lẫn thời lượng so với năm 2019.

Trung bình một người Việt Nam sử dụng hơn 22 ứng dụng di động trên chiếc smartphone của mình, đồng thời bỏ ra khoảng 5,1 giờ đồng hồ mỗi ngày cho các ứng dụng.

Không nằm ngoài xu thế thị trường, báo cáo của QandMe cho thấy, chiếm đại đa số là các ứng dụng mạng xã hội, giải trí. Dẫn đầu là Facebook, Youtube, Zalo, Messenger, Tiktok, cùng với Shopee, Momo...

Đáng chú ý, báo cáo này ghi nhận sự tăng trưởng của các ứng dụng liên quan tới lĩnh vực tài chính tại Việt Nam, từ 20% lên tới 68%. Đặc biệt, trong bối cảnh các ứng dụng thanh toán trực tuyến lên ngôi còn được ưa chuộng hơn cả các ứng dụng giao dịch ngân hàng online

Trong đó, 4 ứng dụng thanh toán trực tuyến hàng đầu năm 2020 lần lượt thuộc về những cái tên như: Momo, Zalo Pay, ViettelPay, Air Pay.

Điều này tương đồng với báo cáo của Google phát hành cách đây không lâu, khi chỉ ra xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam đang tích cực chuyển từ các chi nhánh vật lý sang phương tiện trực tuyến, dẫn đến lượt tải xuống các ứng dụng tài chính tăng 33% và lượt tìm kiếm ứng dụng cho vay trực tuyến tăng 300% trong năm qua.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục