Facebook được thành lập bởi một nhóm sinh viên trường Harvard vào năm 2014.
Một người trong đó, Mark Zuckerberg trở thành tỷ phú lọt top giàu nhất thế giới nhưng cũng là người gây tranh cãi nhất, ví như việc khiến Facebook vướng vào những bê bối tưởng chừng không bao giờ kết thúc.
Vào thứ Năm, Chris Hughes - một trong những người đồng sáng lập Facebook, được chú ý khi đã phê bình Zuckerberg trong một bài phỏng vấn với tờ New York Times, nói rằng nên xóa bỏ Facebook và yêu cầu cần có những quy định chặt chẽ hơn đối với ngành công nghệ.
Nhưng Chris Hughes là ai?
Hughes, 35 tuổi, người đã rời khỏi Facebook một thập kỷ trước với một phần cổ phiếu nhỏ của công ty. Mặc dù ông ta không đạt được sự nổi tiếng như Zuckerberg, nhưng ông đã từng tham gia tình nguyện cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Barack Obama, một công việc với tư cách là biên tập viên của tạp chí The New Republic, và thúc đẩy áp dụng mức Thu nhập cơ bản toàn cầu (UBI) và các cuộc cải cách xã hội khác.
Dưới đây là chi tiết về cuộc đời của Chris Hughes, từ khi là một sinh viên Harvard, đến nhà đồng sáng lập Facebook, một trong những mạng xã hội lớn nhất.
Chris Hughes được sinh ra vào tháng 11 năm 1983 ở Phía Bắc Carolina. Ông lớn lên ở Hickory, ngay gần trung tâm của bang.
Khi vào cấp ba, Hughes chọn bỏ miền Nam, theo học trường nội trú tại học viện Phillips ở Massachusetts nhờ một "gói hỗ trợ tài chính rất hào phóng".
Trải nhiệm này mang đến những sự thay đổi lớn của Hughes. Như một lần ông nói với công ty Facebook: "Tôi đã tiếp xúc với nhiều thứ,tôn giáo và nhiều thứ khác. Và giờ tôi nhận ra mình không là trai thẳng nữa".
Hughes sau đó đạt được học bổng để đến học ở Harvard. Tại đây ông gặp Mark Zuckerberg cùng là sinh viên năm nhất ở đó. Tại thời điểm bấy giờ, "The Facebook" mới chỉ là một ý tưởng là "một kiểu trải nghiệm người dùng" mới, Hughes nói với những người dùng Reddit.
Hughes được Mark mời để cùng tạo ra Facebook. Mặc dù không giỏi về công nghệ, ông lại nhạy cảm về những trải nghiệm người dùng và thiết kế sản phẩm, và được công nhận bởi tất cả các công sự khác.
Năm hai, hai ông trở thành bạn cùng phòng. Kí túc của họ được phản ánh trong phim "The Social Network", được sản xuất năm 2010 kể về những ngày đầu tiên của Facebook. Hughes nói rằng phim có vài chi tiết không đúng với họ năm đó: "Ký túc của chúng tôi không trông xa hoa thế, và (theo tôi thì) không có đồ quá giới hạn tuổi nào trong nhà tắm cả.", ông đùa.
Một cảnh trong phim "The Social Network"
Vào tháng 3 năm 2004, Zuckerberg và Hughes đã có cuộc nói chuyện riêng tư để nói về sự công bằng mà Hughes đáng được hưởng.Ông yêu cầu được 10% cổ phần, những Zuckerberg nói rằng Hughes không xứng đáng được nhiều như thế. Cuối cùng, Zuckerberg quyết định cho ông 2% cổ phần, mức thấp nhấp giữa những người sáng lập.
Sau kì nghỉ hè năm hai đại học, Hughes đi du lịch với Zuckerberg và một người sáng lập khác, Dustin Moskovitz đến thung lũng Silicon. Mặc dù Moskovitz và Zuckerberg chọn từ bỏ việc học để ở lại California và làm việc cho Facebook, Hughes nói rằng ông "không có điều kiện cho cuộc dạo chơi như thế" và trở lại trường học.
Palo Alto, California; nơi đặt trụ sở Facebook lúc đó
Hughes tốt nghiệp Harvard năm 2006 với bằng cử nhân về lịch sử và văn hóa Pháp, trong thời gian đó ông cũng vẫn dành rất nhiều thời gian trong năm cuối để làm việc cho Facebook. Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia vào Facebook với cương vị người phát ngôn.
Hughes ở lại Facebook vài năm sau. Vào năm 2006, Facebook nhận được đề nghị mua lại từ nhiều công ty công nghệ nổi tiếng, bao gồm cả 1 tỷ USD từ Yahoo. Nhưng Zuckerberg từ chối tất cả.
Ở giữa chiến dịch bầu cử cuối năm 2006, Facebook cho các nhà chính trị quyền được mở tạo profile cho riêng mình. Hughes được giao nhiệm vụ giúp đỡ đội của Barack Obama. Ông hứng thú với những lý luận sắc bén của Obama, quyết định rời Facebook để tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống.
Hughes rời đến Chicago và trở thành Chuyên gia tổ chức hoạt động trực tuyến của chến dịch của Obama. Ông đứng sau sự thành công của cựu tổng thống ở mạng xã hội, qua trang web my.BarackObama.com, nơi mà những người ủng hộ tìm ra sự kiện, tình nguyện, và tổ chức những cấp độ địa phương.
Sau những thành công của chiến dịch của Obama, Hughes cũng có những ý tưởng mới. Ông có một thời gian ngắn làm doanh nhân tại công ty đầu tư mạo hiểm General Catalyst. Năm 2010, ông thành lập một tổ chức phi lợi nhuận tên Jumo, hiện là Global Giving, hỗ trợ mọi người tìm cách giúp đỡ thế giới.
Sự đầu tư tiếp theo của Hughes là mua một phần lớn cổ phần của tạp chí lâu đời The New Republic, bởi ông tin tưởng vào tương lai của báo chí chất lượng cao. Nhưng với Hughes là nhà sản xuất và tổng biên tập, tờ báo bị rơi vào tình trạng khó khăn, và nhều nhà văn đã từ chức. Sau khi đầu tư 25 triệu đô la Mỹ để mua nó vào năm 2012, Hughes bán nó vào 2016.
Thời gian mà Facebook được công chúng biết đến vào tháng 5 năm 2012, Hughes đã rời công ty được 5 năm. 2% cổ phần của ông trong công ty tăng đến giá trị là 500 triệu đô, đáng tiếc là ông bán ngay sau khi IPO.
Hiện nay, Hughes làm việc như một đồng chủ tịch của Economic Security Project, một tổ chức phi lợi nhuận cho UBI. Qua một hệ thống này, mọi người dân có mức lương dưới mức tối thiểu ở Mỹ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ.
Về cuộc sống cá nhân của Hughes: Năm 2012, Hughes cưới Sean Eldridge, một nhà hoạt động chính trị và đấu tranh cho cuộc hôn nhân đồng giới, họ gặp nhau những năm học đại học. Họ là những người đầu tiên ở Facebook áp dụng biểu tượng hôn nhân đồng giới.
Giáng sinh năm 2018, Hughes và Eldridge thông báo họ đã có con trai.
Trong một bài báo xuất bản tháng 5 năm 2019, Hughes đã kêu gọi những nhà chức trách Mỹ gỡ bỏ Facebook. Ông cảnh báo về sự độc quyền của Facebook, và nói rằng Zuckerberg ưu tiên cho sự phát triển của công ty hơn là sự riêng tư và an toàn và của người dùng, và thậm chí ảnh hưởng đến cả tư tưởng chính trị.