Cuối năm 2011, 9 ngân hàng yếu kém được xác định và bắt buộc tái cơ cấu. Trong khi hầu như các ngân hàng lựa chọn hình thức sáp nhập, thì Ngân hàng Nam Việt (Navibank) và nay là Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) lại lựa chọn phương thức tự tái cơ cấu bằng nguồn lực chính mình dù biết rằng đây là quyết định táo bạo và đầy khó khăn.
NCB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thông qua đề án tự tái cấu trúc vào tháng 6/2013. Nhiều cổ đông cũ đã thoái vốn, nhóm cổ đông mới trong đó có ông Nguyễn Tiến Dũng đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng vào và bắt đầu quá trình cải tổ với mục tiêu định hình nên một ngân hàng mới có vị thế vững chắc hơn trên thị trường tài chính Việt Nam.
Lựa chọn hướng đi riêng biệt
Đầu tiên đó là Ngân hàng Quốc Dân được thay đổi tên gọi và hình ảnh mới đầy sức sống. Nhận diện thương hiệu từ màu trắng và xanh nhạt đã được biến đổi thành màu xanh đậm làm nền cho logo trắng đỏ của ngân hàng, được khách hàng nhận định là vô cùng trẻ trung, gần gũi và hiện đại.
Tuy nhiên, quan trọng đằng sau đó là một chiến lược đột phá táo bạo, tận dụng được những thế mạnh của riêng Ngân hàng để phát triển bền vững. Cụ thể, có thể nói trên thị trường hiện nay, hiếm có ngân hàng nào có nhiều sản phẩm đa dạng, linh hoạt và được nghiên cứu kĩ cho từng đối tượng khách hàng để có sự phù hợp nhất như NCB.
Đối với mảng bán lẻ cho khách hàng cá nhân, NCB có các sản phẩm được thiết kế theo giới tính, độ tuổi, xu hướng chi tiêu, tài chính của từng nhóm khách hàng mục tiêu ví dụ như sản phẩm tài chính – bảo hiểm dành riêng cho phụ nữ Đặc quyền phái đẹp, sản phẩm hỗ trợ mua xe Hãy mơ ước Hãy tận hưởng với nhiều ưu đãi về lãi suất và thủ tục vay chỉ trong 4 tiếng cho khách hàng …, hay tương tự như vậy, đối với mảng ngân hàng doanh nghiệp, NCB có các sản phẩm chuyên biệt cho các doanh nghiệp xây lắp trong ngành xây dựng, gói lãi suất ưu đãi thiết kế riêng cho khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ…
Cùng với các sản phẩm đa dạng linh hoạt này, bên cạnh thị trường ở các thành phố lớn, NCB cũng ưu tiên khai thác vào các thị trường tại các tỉnh thành – nơi mà vẫn còn đang bị bỏ ngỏ nhiều và còn nhiều dư địa phát triển. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn có kinh nghiệm, chuyên nghiệp và am hiểu thị trường, sản phẩm phù hợp nhu cầu và chiến lược phát triển hình ảnh mạnh mẽ tại các tỉnh thành, NCB đã trở thành địa chỉ uy tín, đáng tin cậy của nhiều người dân tại các tỉnh thành trên đất nước.
Đặc biệt, điểm cốt lõi trong chiến lược phát triển bền vững của NCB chính là tập trung xây dựng chuỗi khách hàng theo hệ sinh thái. Cụ thể, NCB tập trung khai thác khách hàng theo nhóm ngành để cung ứng sản phẩm không chỉ cho 1 khách hàng mà là cả chuỗi khách hàng tham gia trong nhóm ngành. Các sản phẩm ở đây cũng linh hoạt, đa dạng, từ cho vay, tiền gửi, dịch vụ, đến bán chéo sản phẩm… Từ đó, NCB không chỉ khai thác được tối đa nguồn khách hàng, đưa ra nhiều dạng sản phẩm ra thị trường hơn mà với hướng đi này, NCB cũng giảm thiểu nhiều chi phí hoạt động, đặc biệt kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn.
Các sản phẩm của NCB được “may đo” phù hợp đang rất được lòng khách hàng trên thị trường
Bứt phá mạnh mẽ
Với những bước phát triển độc đáo này, NCB đang dần hái được trái ngọt sau nhiều năm nỗ lực vươn lên. Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý III/2018, LNTT lũy kế 9 tháng đầu năm của ngân hàng tăng 80% so với cùng kỳ năm trước; LNST lũy kế cũng tăng 90% gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.273 tỷ đồng. Các hoạt động nhìn chung đều có sự tăng trưởng, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ nhận được tăng mạnh, lên đến gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Tiền thu các khoản nợ được xử lý xoá bù đắp nguồn rủi ro cũng tăng đáng kể. Cho vay tăng gần 2.600 tỷ so với đầu năm, huy động tăng gần 7.800 tỷ so với đầu năm.
Xét trong dài hạn, tính đến thời điểm quý III năm nay, so với 5 năm trước, tổng tài sản đã tăng gấp hơn 3 lần, huy động vốn và tín dụng cao hơn gần 3 lần. Hệ thống mạng lưới của NCB cũng đã tăng từ con số 19 chi nhánh lên 24 chi nhánh và 66 điểm giao dịch phủ khắp 3 miền hiện nay. Nhân sự tăng từ 1.500 người lên trên 2.400 người.
Đáng lưu ý, kết quả kinh doanh của ngân hàng đã có những cải thiện đáng kể. Nếu như năm 2014 ngân hàng chỉ đạt tổng thu nhập từ hoạt động chưa đến 2.500 tỷ thì hết năm 2017 đã đạt trên 4.600 tỷ; lợi nhuận trước thuế tăng từ mức chưa đến 10 tỷ đồng lên con số hơn 30,7 tỷ đồng trong năm vừa rồi.
Với nhà đầu tư, hình ảnh NCB cũng đã cải thiện đáng kể. Nhà đầu tư giờ đây đã mặn mà hơn với cổ phiếu của NCB. Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu NVB của Ngân hàng Quốc Dân là 1 trong những cổ phiếu sinh lời tốt nhất thị trường, cổ phiếu này cũng lọt top 20 HNX. So với trước khi có nhóm cổ đông mới, thì hiện nay, tính thanh khoản cả về giá và khối lượng giao dịch của NVB đều tăng mạnh. Khối lượng giao dịch các phiên đạt cao, từ 1 - 2 triệu cổ phiếu/phiên. Có nhiều giao dịch thỏa thuận ở cổ phiếu này đã diễn ra từ tháng 8 tới nay, trong đó có tới 2 phiên lên đến 5 triệu cổ phiếu trao tay mỗi phiên (phiên 30/8 và 15/8) – gấp 3 lần so với bình quân giao dịch.
Được biết, Ngân hàng Quốc dân đang đang hoàn thiện thủ tục cho kế hoạch tăng vốn cuối năm 2018. Cụ thể, kết thúc năm 2018, NCB sẽ nâng tổng tài sản lên trên 94.000 tỷ đồng, cho vay khách hàng hơn 40,6 tỷ nghìn, huy động vốn khách hàng trên 63 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau khoản dành cho tái cấu trúc vào khoảng 35 tỷ đồng. Vốn điều lệ cũng sẽ tăng từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng bằng việc phát hành cổ phiếu. Hiện các cổ đông đều rất đồng lòng và tin tưởng vào các kế hoạch phát triển tới của NCB nên việc tăng vốn này Ban Lãnh đạo NCB rất tự tin sẽ thành công.