Bạn là người sếp tốt hay xấu? Đó không phải một câu hỏi dễ trả lời. Một người sếp tốt vẫn có những nhân viên ghét họ mà một người sếp tồi vẫn có những nhân viên yêu mến. Không những thế một người sếp tồi vẫn có thể đạt được thành công trong khi người sếp tốt lại gặp thất bại.
Tuy nhiên, không ai muốn mình trở thành "ác quỷ" trong mắt nhân viên và đồng nghiệp. Và cũng không một người sếp nào muốn đào tạo đi đào tạo lại cùng một vị trí khi nhân viên liên tục nghỉ việc. Một người sếp tốt có thể không đảm bảo được thành công nhưng người sếp giỏi thì luôn sẵn sàng nhận phản hồi từ nhân viên, để thay đổi và cư xử đúng mực với cấp dưới của họ. Tôi đã nhận được một email từ một người quản lý mà những nhân viên của anh ta tuyên bố, họ không thể làm việc cùng sếp được nữa. Và đây là 9 thói quen xấu do anh ấy mô tả, chính nó đã những gì đã biến anh ấy trở thành một người sếp tồi.
1. Tỏ thái độ thờ ơ với cấp dưới (không tinh tế trong việc giao tiếp kết nối với nhân viên, luôn khắt khe về mọi yêu cầu). Anh ta thường bận rộn nên không chú ý đến những cảm xúc, suy nghĩ của nhân viên quá nhiều. Điều này khiến nhân viên cảm thấy xa cách, dần dần coi sếp như một người "thích tỏ vẻ".
2. Tự ý khai trừ nhân viên khỏi những cuộc họp nhóm. Có thể vì một lý do nào đó, nhưng khi có người xuất hiện trong cuộc họp mà không có phận sự, anh ta thường thẳng thừng yêu cầu họ đứng len và ra ngoài.
3. Hướng dẫn cấp dưới làm việc không rõ ràng, sau đó là quở trách vì kết quả công việc nhận lại không như mong đợi.
4. Không truyền đạt kỳ vọng của mình. Nhân viên của anh ta cho rằng, sếp luôn đưa ra những yêu cầu không thống nhất và đòi hỏi quá nhiều ở họ.
5. Chuyển tiếp công việc cho người khác mà không cần trao đổi hay giải thích cho cấp dưới lý do.
6. Phân công đồng nghiệp quản lý công việc của nhau.
7. Can thiệp, kiểm soát đến từng tiểu tiết dự án công việc.
8. Từ chối cho phép các thành viên trong nhóm liên lạc trực tiếp với các đối tác liên quan, làm mất thời gian.
9. Dễ gây hiềm khích trong môi trường chung.
Nhiều nhà quản lý hành xử theo cách này, họ đưa ra cả hai mặt lý do tốt và và xấu. Họ đưa ra những hướng dẫn không rõ ràng vì họ không thực sự biết bản thân muốn gì và họ sợ phải nói ra điều đó. Họ có thể không truyền đạt kỳ vọng rõ ràng vì họ cho rằng các yêu cầu đã quá rõ ràng rồi.
Mặc dù, bản danh sách mô tả này đã từng là cơn ác mộng của các nhân viên dưới quyền vị sếp "ác quỷ" nhất mà họ từng gặp. Do đó, đây sẽ là những điều cụ thể nhất mà nhà lãnh đạo nên nhìn vào. Đó không phải thái độ hay là những gì mơ hồ về định hướng tương lai mà nó là tất cả những gì bạn có thể tự khắc phục.
Nhiều nhà quản lý hành xử theo cách này, họ đưa ra cả hai mặt lý do tốt và và xấu. Ảnh minh họa
Nếu bất kỳ vấn đề nào trong những gạch đầu dòng này nghe giống như những gì bạn làm, thì bạn cần thời gian để khắc phục nó ngay. Nếu bạn có một lý do tuyệt vời để loại trừ ai đó khỏi một cuộc họp nhóm, hãy nói với người đó. "Tôi không mời bạn vì bạn chi phối cuộc trò chuyện và khiến công việc không thể hoàn thành." Điều đó tạo cơ hội cho nhân viên của bạn sửa chữa sai lầm.
Nếu bạn không thoải mái chia sẻ lý do loại trừ ai đó hoặc giải thích lý do tại sao bạn chuyển hướng công việc thì hãy xem xét lại lý do tại sao bạn làm việc này. Trở thành một người quản lý có nghĩa là bạn phải đưa ra những quyết định khó khăn. Trở thành một người quản lý tốt có nghĩa là bạn phải chịu trách nhiệm cho những quyết định khó khăn đó.
Hãy làm việc để khắc phục bất kỳ vấn đề nào bạn gặp phải và bạn sẽ trở thành người quản lý tốt hơn.