Ngày pháp luật

Mô hình cá sạch và “ngoại giao nhân dân“

Phi Hùng

Nhiều năm nay, “mô hình cá sạch từ trại nuôi đến bàn ăn“ của Luật gia Nguyễn Trọng Cử không chỉ được người tiêu dùng trong nước yêu thích và ủng hộ, mà còn được nhiều đoàn khách quốc tế đánh giá là một mô hình độc đáo.

Tháng 2/2018, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Uzbekistan, ngài Mirzaev Zoiyr cùng Đoàn công tác của nước bạn đã dành trọn một ngày lên Sông Trại Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình thăm cơ sở nuôi cá của ông Cử và kí biên bản hợp tác nuôi cá tầm giữa 2 quốc gia.

Mô hình cá sạch và “ngoại giao nhân dân“ - Ảnh 1

 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Uzbekistan, ngài Mirzaev Zoiyr trong một lần tham quan trang trại cá Tầm ở hồ Đà Bắc.

Với sản phẩm "cây nhà lá vườn"- “Caviar made in Vietnam“, một bữa tiệc thịnh soạn được tổ chức ngay trên Sông trại Đà Bắc để thiết đãi những vị khách quý đến từ phương xa. Từ đó hình thành khái niệm “Mô hình cá sạch“ và “Ngoại giao nhân dân“. Ông Cử dí dỏm:  Người nuôi cá đi làm “ngoại giao” bằng chuyên môn của mình.

Năm ngoái, Đoàn nông nghiệp của CHLB Đức cũng đã tới tham quan mô hình nuôi cá ở Sông trại. Năm nay, Đoàn trở lại và có buổi giao lưu với đại diện Hội Nghề cá Việt Nam, Sứ quán Đức, Viện Goethe ở Nhà hàng Thác Bạc, 46 An Dương vào tối ngày 28/2.

Mô hình cá sạch và “ngoại giao nhân dân“ - Ảnh 2

 Trưởng đoàn Nông nghiệp của CHLB Đức sang Việt Nam phát biểu tại buổi giao lưu.

Phát biểu tại buổi giao lưu, Trưởng đoàn Nông nghiệp của CHLB Đức sang Việt Nam lần này nói ông và các thành viên trong đoàn cảm thấy ngạc nhiên về sự thành công của mô hình nuôi cá nước lạnh ở Việt Nam và mong muốn những người nuôi cá của 2 quốc gia có thêm nhiều cuộc gặp gỡ để trao đổi kinh nghiệm cũng như thành quả đã gặt hái được trong hoạt động sản xuất của mình.

Ông Cử là Việt kiều Đức, có bằng tiến sĩ Luật. Trước khi nuôi cá tầm, cá hồi quy mô lớn khoảng 6 năm nay, ông từng nuôi thử nghiệm hai loại cá này gần 10 năm trước đó. Hiện nay ông có 5 trang trại cá tầm, cá hồi ở Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt, Thanh Hóa và Hòa Bình. Mỗi năm trang trại ông Cử sản xuất khoảng 4 -5 triệu con cá giống; tổng sản lượng thương phẩm cá tầm, cá hồi đạt 100 tấn. Giá cá hồi có giá thành khá cao từ 250.000 USD/tấn, trong khi cá tầm có giá khoảng 170.000 USD/tấn.

Một nhà văn nổi tiếng khi biết về mô hình cá sạch này đã đặt cho luật gia Nguyễn Trọng Cử một tên mới khá thú vị: “Cá Cử“. Theo ông Cử, “Mô hình cá sạch từ trại nuôi đến bàn ăn“ mà ông đang gây dựng  có những tiêu chuẩn rất rõ ràng và khắt khe.

Giống cá tầm, cá hồi (ở hình thức trứng đã thụ tinh) và thức ăn được nhập từ châu Âu.  Cá được nuôi ở những nguồn nước sạch và tinh khiết, như nước từ đỉnh Hoàng Liên Sơn, núi Tam đảo, hồ Hoà Bình (nơi cung cấp nước sạch cho thủ đô Hà Nội). Trong suốt quá trình nuôi tuyệt đối không dùng chất tăng trọng và không sử dụng hoá chất. Thịt cá trở nên tinh khiết hơn khi cá buộc phải nhịn ăn để phục vụ vận chuyển trước khi đưa đi đến hệ thống nhà hàng để chế biến.

Ở Hệ thống Nhà hàng thác Bạc (Km 12 Khu du lich Sapa, 44 Nguyễn Thị Định, 46 An Dương, Hà Nội và Sông trại Đà Bắc, Hoà Bình) cá được trữ ở nhiệt độ 16 °C với bể lọc sinh học theo công nghệ CHLB Đức và được chế biến tươi sống.

Mô hình cá sạch và “ngoại giao nhân dân“ - Ảnh 3

 Đoàn nông dân Đức tại buổi giao lưu.

Trong buổi giao lưu ấm áp, thân tình diễn ra tại nhà hàng 46 An Dương, trưởng Đoàn nông nghiệp đến từ nước Đức cảm thấy rất vui và phấn chấn khi được thưởng thức những ly bia Hà Nội trong một không gian “rất Đức” tại nhà hàng này.  

Nhà hàng 46 An Dương là một cơ sở mới của “Cá Cử“. Ngoài các đặc sản quen thuộc như cá tầm, cá hồi, cá chiên, cá trắm đen và caviar nhà hàng còn có hai hoạt động mới ẩm thực - văn hoá:

“Hầm bia Đức với cung cách bài trí Châu Âu để cộng đồng người châu Âu ở Hà Nội và những người Việt Nam yêu văn hóa châu Âu có một nơi giao lưu thân thuộc. Bên cạnh đó, hoạt động triển lãm tranh nghệ thuật, ra mắt sách, các sự kiện văn hóa khác cũng sẽ diễn ra với 2 sân khấu được tôi dày công thiết kế”- ông Cử chia sẻ.

Luật gia Cử nói rằng, không chỉ kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận đơn thuần, ông đang nỗ lực và mong muốn xây dựng Nhà hàng Thác Bạc 46 An Dương thành một địa chỉ văn hóa mới của thành phố Hà Nội.  

Tin Cùng Chuyên Mục