Điều này cho thấy các nhà quản lý cần phải học cách để trở thành một người lãnh đạo tốt, không chỉ trong công việc mà còn biết cách tạo ra môi trường làm việc cũng như các điều kiện nhân văn cần thiết để phát huy sức mạnh của cả tập thể. Dưới đây là 4 cách để hiện thực hóa điều đó.
Chia sẻ những câu chuyện để tạo ra kết nối cảm xúc giữa mọi người
Mỗi chúng ta là một cá thể chung của xã hội. Bộ não con người được lập trình để mong muốn kết nối, tương tác với mọi điều xung quanh và những câu chuyện chính là cách để chúng ta tạo ra những kết nối đó, đặc biệt là những câu chuyện đề cao tính cảm xúc và cá nhân.
Dan Roberts, CEO và đồng sáng lập của Scout Alert cho biết: "Tôi đã tận mắt chứng kiến sức mạnh của những câu chuyện trong việc tạo dựng công ty của mình ngay từ lúc mới thành lập và nhận thấy rằng việc ưu tiên kể những câu chuyện gần gũi, đời thường là rất quan trọng trong hành trình khởi nghiệp."
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những câu chuyện này làm sẽ giúp tăng lượng oxytocin trong não của con người – một loại hormone tình yêu giúp con người gắn kết với nhau. Roberts cho biết: "Câu chuyện của bạn càng riêng tư và nhiều cảm xúc, thì nó sẽ càng đáng nhớ hơn với mọi người”.
Khích lệ người khác bằng việc ghi nhận công sức của họ
Nghiên cứu của Gallup mới đây đã cho thấy, hầu hết các công ty tham gia đều sử dụng việc ghi nhận như một công cụ, phương tiện chủ yếu quyết định sự gắn bó của nhân nhân. Đó sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhân viên luôn nỗ lực, cố gắng trong công việc. Trên thực tế, các chuyên gia khuyên rằng, người lãnh đạo nên khen ngợi nhân viên 1 lần/tuần.
Bất kỳ nhà lãnh đạo giỏi nào cũng muốn ghi nhận thành công của mình chính là sự nỗ lực của cả tập thể và luôn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với mọi người đã cùng tham gia vào dự án, bất kể vai trò lớn hay nhỏ.
Người lãnh đạo giỏi có khả năng nhìn nhận năng lực của từng người và sẽ luôn công nhận, đánh giá cao nhân viên với sự chăm chỉ, nhiệt tình của họ, cả trong công việc và cuộc sống cá nhân. Người lãnh đạo không cần sự vinh danh cho cá nhân mình, bởi họ hiểu thành quả của họ là do công sức của cả tập thể. Và để nhân viên của mình được vinh danh, tỏa sáng sẽ giúp họ cảm thấy tự tin và thỏa sức sáng tạo trong công việc. Đây chính là năng lực mà không phải bất kỳ người lãnh đạo nào cũng dễ dàng có được.
Lắng nghe trước khi nói
Một người lãnh đạo giỏi luôn khiêm tốn và luôn muốn lắng nghe những điều nhân viên đang suy nghĩ. Điều này được thể hiện trong các cuộc họp, người lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người, để từ đó thấy được các thế mạnh của từng người. Việc lắng nghe này còn thể hiện thái độ tôn trọng và đề cao ý kiến đóng góp của mọi người, từ đó khiến nhân viên cảm thấy thoải mái đưa các phương án, phát huy tối đa năng lực của bản thân.
Luôn đặt sự đồng cảm vào các hành động
Đồng cảm là một trong năm nguyên lý của trí tuệ cảm xúc. Các nhà lãnh đạo cũng hiểu rằng, sự đồng cảm là một kỹ năng quan trọng cần thiết để tạo dựng thành công của doanh nghiệp mà không phải người lãnh đạo nào cũng có được. Họ sẽ luôn đặt những suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của nhân viên lên đầu, và luôn muốn đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu. Từ đó, tạo được mối gắn kết bền chặt giữa lãnh đạo và nhân viên.