Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lây lan đang tác động đến nhiều lĩnh vực ngành nghề. Cũng vì đó mà thị trường chứng khoán thế giới cũng chao đảo, dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong khối tài sản khổng lồ của giới tỷ phú.
Cùng xem thử khối tài sản của 10 tỷ phú Việt hiện giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam này xem chúng "phồng - xẹp" như thế nào sau chuỗi khó khăn vì đại dịch này.
Dẫn đầu trong top tỷ phú Việt có khối tài sản tăng trưởng đều bất chấp đại dịch hoành hành là tỷ phú đứng thứ 286 bảng xếp hạng của Forbes - Phạm Nhật Vượng.
Với việc sở hữu 876 triệu cổ phiếu VIC và gián tiếp sở hữu hơn 1.040 triệu cổ phiếu VIC thông qua CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (công ty do ông Vượng nắm giữ 92,88% vốn), giá trị cổ phiếu mà ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch tập đoàn VinGroup nắm giữ hiện là hơn 176 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 75 nghìn tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Được biết, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup trong tháng 2/2020 đã tăng gần 5% lên 110.000 đồng/cổ phiếu. Mức tăng này cũng khiến cho vốn hóa thị trường Tập đoàn Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 170.000 tỉ đồng. Có lẽ chính vì sự bật tăng này, nên việc có suy giảm đôi chút vì dịch Covid-19 bùng phát đầu tháng 3 cũng không "xi-nhê" mấy với khối tài sản của vị tỷ phú này.
Không may mắn như chồng, do điều hành lĩnh vực bất động sản nên nên vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thu Hương cùng người em gái bà Phạm Thúy Hằng lại nằm ở chiến tuyến sụt giảm tài sản vì Covid-19. Bức tranh bất động sản đầu năm 2020 vô cùng ảm đạm cùng việc cổ phiếu tăng trưởng ít khi dịch bùng phát đã khiến cho khối tài sản của hai người phụ nữ quyền lực này bốc hơi khoảng 3.000 tỷ.
Tiếp ngay sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nữ CEO của hãng hàng không Vietjet cũng chứng minh tài năng của mình khi lèo lái con thuyền doanh nghiệp tăng trưởng hơn 16 nghìn tỷ VND, hiện đứng ở mức 24.145 tỷ đồng.
Không ngoài dự đoán, bộ đôi tỷ phú Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank, Cổ đông lớn của MSN) và Nguyễn Đăng Quang (Phó Chủ tịch Techcombank, Chủ tịch Masan Group - MSN) đều có sự tăng trưởng về tài sản. Chỉ trong 2 tháng đầu năm, khối tài sản của hai đại gia ngân hàng này tăng khoảng 14 nghìn tỷ, đứng lần lượt ở mức 15,2 nghìn tỷ và 14,9 nghìn tỷ.
Trong danh sách top 10 người giàu trên sàn chứng khoán Việt, tỷ phú Hồ Xuân Năng hiện đứng ở vị trí thứ 9, với khối tài sản hơn 7,6 nghìn tỷ đồng. Số tài sản này có được từ việc sở hữu 117,5 triệu cổ phiếu VCS thông qua qua CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa). Mặc cho dịch Covid-19 khiến các tỷ phú lao đao, vị đại gia Nam Định này vẫn giúp VSC lọt top tăng trưởng với hơn 7 nghìn tỷ đồng.
Định hướng phát triển dài hạn và bền vững bằng triết lý kinh doanh "Nhìn xa trông rộng – Phát triển vững bền", Phát Đạt cam kết không ngừng thay đổi, vươn lên Top đầu các doanh nghiệp ngành bất động sản và phát triển bền vững cùng với khách hàng, đối tác, cổ đông, nhân viên và cộng đồng. Chính vì thế, Phát Đạt luôn nhận thức rõ tầm ảnh hưởng của mình đến cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội.
Ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP phát triển BĐS Phát Đạt không làm nhiều người thất vọng bởi cam kết không ngừng thay đổi, định hướng phát triển dài hạn và bền vững bằng triết lý kinh doanh "Nhìn xa trông rộng - phát triển vững bền" của mình. Có lẽ chính vì phương châm đó mà vị CEO này đã giúp BDR tăng tới 120 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm với khối tài sản 5,3 nghìn tỷ đồng, vượt trên cả CEO Nguyễn Đức Tài của Thế giới di động.
Cùng chung con thuyền bất động sản với hai nữ tỷ phú xinh đẹp ở tập đoàn Vingroup, vị CEO của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va Bùi Thành Nhơn cũng ngậm ngùi chia tay 444 tỷ trong khối tài sản hơn 10.000 tỷ của mình.
Dịch bệnh bùng phát tác động tiêu cực đến hầu hết ngành kinh tế và ngành sản xuất thép, khai khoáng của ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cũng không ngoại lệ. Vì lẽ đó mà CEO Trần Đình Long tiếp tục lún sâu vào khó khăn khi chứng kiến túi tiền của mình bốc hơi 1,5 nghìn tỷ vì cơn đại dịch Covid-19.