Ngũ Cung là chất liệu được sử dụng phổ biến trong âm nhạc truyền thống Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua thời gian, Ngũ Cung không còn bị bó hẹp với những tinh hoa ở quá khứ, mà đã trở thành cầu nối để người nghệ sĩ khéo léo lồng ghép với các yếu tố hiện đại.
Gìn giữ và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tạo nên không gian đậm chất đương đại để thể hiện sự hòa mình vào dòng chảy của xã hội cũng là điều Home Hanoi Xuan hướng đến.
Âm nhạc được phát triển qua từng thế hệ
Tương truyền rằng trong một lần nằm mơ, vua Phục Hy xưa đã thấy hình ảnh chim phượng hoàng đậu trên cây ngô đồng hót suốt một ngày một đêm. Ông xem đó là điềm lành, nên ra lệnh cho những kẻ hầu cận dùng gỗ cây chế thành một cây đàn mang tên Diêu Cầm. Để mô phỏng tiếng hót của chim phượng hoàng trong giấc mơ, vua Phục Hy đã dùng tới Ngũ Cung (5 cung) gồm Cung, Thương, Giốc, Chũy, Vũ, dần được người Việt “Việt hóa” thành Hò, Xự, Xang, Xe, Cống.
Người Á Đông xưa đặc biệt chú trọng sự liên quan mật thiết giữa các sự vật, sự việc tự nhiên và những con số. Họ cho rằng Ngũ Cung liên quan đến 5 ngón trên một bàn tay, ngũ tạng (tim, gan, phổi, thận, tạng), ngũ quan (mắt, mũi, miệng, tai, lưỡi)... xa hơn là ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, trung tâm).
Đó là lý do khi “đồng bộ” yếu tố này với âm nhạc phương Tây gồm 7 nốt Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si và lấy Sol làm chủ âm Hò, Ngũ Cung trong nhạc cổ truyền Việt Nam tương ứng 5 nốt Sol, La, Đô, Rê, Mi.
Như một sự trùng hợp có ý đồ, Home Hanoi Xuan 2025 với “Bản hòa ca Tết Việt” lấy cảm hứng từ Ngũ Cung đã và đang làm chính xác điều này.
Nốt nhạc ngân vang mở không gian nghệ thuật
Home Hanoi Xuan 2025 không đơn thuần mang đến một không gian thưởng lãm với cung đường hoa ngập sắc thơm hương, mà còn đưa du khách bước vào hành trình khám phá thanh âm Tết Việt qua từng giai điệu.
Cổng chào Home Hanoi Xuan 2025 ngân vang nốt Rê với biểu tượng Kim Xà Vinh Quý, Nốt Rê đầu tiên trong bản hòa ca được cất lên từ cổng chào Kim Xà Vinh Quý - biểu tượng rắn ngậm ngọc quý vừa thể hiện quyền lực, vừa đại diện cho sự phồn thịnh, sung túc của năm mới Ất Tỵ.
Sự du dương của nốt Mi theo chân du khách qua con đường gốm sứ để đến với cây ước nguyện và đàn nguyệt. Khu trưng bày đại diện cho hành Thổ này mang tinh thần bền bỉ, an vững, tạo nền tảng cho mọi sự sinh sôi.
Những bức tường gốm là sự kết hợp của tinh hoa từ đất mẹ và bàn tay con người, vừa tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống, vừa kết hợp các họa tiết, đường nét thể hiện sự khát khao về một cuộc sống viên mãn. Vùng đất tiềm năng ấy chính là nơi cây ước nguyện đâm chồi nảy lộc, nuôi dưỡng những bông hoa tươi sắc nâng niu chiếc đàn nguyệt.
Tiến tới núi rừng Đông Bắc và mái hoa âm nhạc, du khách dễ dàng nhận thấy sự trù phú vốn có của hành Mộc với nốt Đô là đại diện. Cảnh sắc đậm chất truyền thống vùng cao được thể hiện bằng rằng đào hồng thắm, bưởi diễn căng mọng, quất vàng óng ánh... Những món quà mẹ thiên nhiên ban tặng này cũng tạo nên về niềm hy vọng về sự sinh sôi. Trong khi đó, mái hoa âm nhạc là nơi mọi người thả mình vào dòng chảy âm sắc, từ sự dịu dàng của nốt trầm đến thăng hoa của âm cao, mang tới sự an yên cần thiết giữa cuộc sống bộn bề.
Nốt La được cất lên đại diện cho hành Hỏa với tiểu cảnh phương Nam rực nắng. Rừng hướng dương với những bông hoa khổng lồ làm bằng tre, nứa thổi luồng sinh khí vào mọi du khách ghé qua, hướng họ đến những điều tốt đẹp hơn trong năm 2025. Đây cũng là hình ảnh đại diện cho khu vực phía Nam - nơi Phú Long phát triển nhiều dự án tầm cỡ đáng tự hào, thổi bừng ngọn lửa khát vọng và ý chí nhiệt huyết.
Cuối cùng là nốt Sol, nơi hành Thủy đại diện cho dòng sông Hồng của Mailand Hanoi City sắm vai trò khởi nguồn. Sân khấu trung tâm tượng trưng cho thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, chứng kiến sự thăng trầm của thời gian, nhưng vẫn luôn sẵn sàng chào đón những cơ hội phát triển, hội nhập. Mái chòi ông đồ đại diện cho dòng chảy trí tuệ, lan tỏa tinh thần tôn sư trọng đạo cũng như niềm tin vào kiến thức của người Việt; còn cung đường chuông gió kết hợp hài hòa để tạo nên những thanh âm trong trẻo, mang đến sự thoải mái, bình yên cho mọi du khách.
Trong không gian văn hóa độc đáo của lễ hội Home Hanoi Xuân 2025, trên nền nhạc âm hưởng dân tộc và âm điệu du dương của thanh âm mùa xuân, Câu lạc bộ Thời trang Đại học Kiến trúc Hà Nội - H.A.U Fashion Club đã mang đến một màn trình diễn áo dài đầy ấn tượng. Bộ sưu tập áo dài không chỉ tôn vinh vẻ đẹp tinh tế của trang phục truyền thống, mà còn khéo léo lồng ghép những nét sáng tạo trẻ trung, hiện đại đậm chất nghệ thuật của các sinh viên tài năng. Qua đó gửi gắm thông điệp về lòng tự hào dân tộc và tình yêu với văn hóa Việt Nam của thế hệ mới.
Thông qua “Bản hòa ca Tết Việt” ngân vang tại Mailand Hanoi City, có thể nói, Home Hanoi Xuan 2025 không dừng lại ở một lễ hội, mà còn trở thành điểm chạm hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống, được tôn vinh và tái hiện qua lăng kính sáng tạo, hiện đại. Ngoài đường hoa, lễ hội còn bao gồm nhiều hoạt động trải nghiệm, vui chơi, giải trí đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc tại phố đi bộ Pont de Long Bien thuộc khu đô thị, mở cửa tự do đón du khách từ nay đến hết 3/2 (tức mùng 6 Tết).
Lễ hội đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt" do Công ty Phú Long chủ trì tổ chức, với sự ủng hộ và tham gia của UNESCO, Bộ Ngoại giao, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, UBND huyện Hoài Đức, Tập đoàn Sovico, HD Bank, Vietjet, Vikki, Địa ốc Phúc Thịnh, Công ty Kiến trúc Tư vấn Quản lý Đông Dương, L'Alya Ninh Vân Bay, Tui Blue Nha Trang, Công ty Quảng cáo Unique, Công ty Thiên Hy Long Việt Nam.