“Soi kỹ” đơn vị vận hành
Từ đầu năm 2018 đến nay, hàng loạt “lùm xùm” tại các khu chung cư từ cao cấp đến trung cấp đã xảy ra với nguyên nhân chủ yếu liên quan đến khâu vận hành. Câu chuyện liên quan đến các dịch vụ, tiện ích không như mong muốn, giá phí cao… là những vấn đề muôn thuở giữa cư dân và đơn vị quản lý, chủ đầu tư. Những lùm xùm này đã khiến khách hàng ngày càng kỹ tính khi lựa chọn căn hộ. Họ hay “soi” đơn vị quản lý, vận hành tòa nhà trong tương lai.
Trên thị trường hiện nay có ba loại hình quản lý chung cư: Các chủ đầu tư tự quản lý; Chủ đầu tư thuê hoặc thành lập một doanh nghiệp quản lý; Ban đại diện các hộ dân tự quản lý hoặc thuê doanh nghiệp quản lý. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, tại nhiều tòa nhà đã xảy ra mâu thuẫn. Đối với các dự án chung cư thì yếu tố quản lý vận hành là rất quan trọng. Khi lựa chọn căn hộ, khách hàng không chỉ quan tâm tới cảnh quan, tiện ích, chất lượng hoàn thiện… mà còn tìm hiểu thông tin về đơn vị sẽ quản lý vận hành. Đó cũng chính là động lực để các chủ đầu tư chú trọng hơn tới yếu tố quản lý vận hành ngay từ khi sản phẩm chưa hiện hữu.
Hiện nay, khá nhiều chủ đầu tư đã chú ý đến yếu tố này khi tung dự án ra thị trường, nhất là tại các chung cư cao cấp. Tại dự án Anland của chủ đầu tư Nam Cường, năm đầu tiên Anland đi vào hoạt động, chủ đầu tư Tập đoàn Nam Cường lựa chọn PMC, đơn vị quản lý và khai thác tòa nhà chuyên nghiệp vận hành dự án.
Trên cơ sở tích lũy những kinh nghiệm quản lý thực tiễn, chọn lọc các tiêu chuẩn, quy trình quản lý theo tiêu chuẩn Nhật Bản để áp dụng tại môi trường Việt Nam, PMC được đánh giá cao trong việc tăng cường sự phối hợp giữa cư dân và chủ đầu tư nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh, tạo sự minh bạch, nhất quán trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và giá trị căn hộ theo thời gian.
Nói đi đôi với làm...
Để khách hàng yên tâm, ngoài các cam kết, các chủ đầu tư còn thực hiện bằng hành động. Theo đó, nhiều chung cư cao cấp khác trên địa bàn Hà Nội đã chọn đơn vị quản lý khai thác toà nhà chuyên nghiệp. Ví dụ, chủ đầu tư công trình phải đảm bảo với các cư dân tương lai rằng dự án được đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ quản lý vận hành thực sự tốt và hiệu quả, dịch vụ bảo vệ an ninh an toàn, được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy thật tốt và hiện đại, đảm bảo hoạt động 24/7, dịch vụ vệ sinh – cảnh quan – môi trường trong lành, sạch đẹp...
Bên cạnh cam kết này, doanh nghiệp có thể tổ chức nhiều chương trình đối thoại về thiết kế tòa nhà, cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn để người mua có hình dung cụ thể về cách ứng phó tai nạn trong căn hộ tương lai, từ đó giúp họ yên tâm hơn khi mua chung cư.
Không những đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng, Tập đoàn Nam Cường còn đề cao tiêu chuẩn quản lý, đảm bảo chất lượng cuộc sống của cư dân sau khi tòa nhà đi vào vận hành, cam kết mang đến cho cư dân AnLand môi trường sống ở mức lý tưởng nhất. Định vị sản phẩm là căn hộ cao cấp hướng tới những cặp vợ chồng trẻ, yêu thích cuộc sống xanh và tạo dựng những điều tốt đẹp nhất cho con trẻ, Anland có thiết kế không gian sống trong lành, phong phú những tiện ích dành cho gia đình như: Vườn tuổi thơ, bể bơi bốn mùa, hệ thống shophouse hiện đại...
Anland đang hoàn thiện cảnh quan Vườn tuổi thơ
Từ câu chuyện quản lý chung cư hiện nay đang đối mặt với “cơn khát” mô hình quản lý hiệu quả có thể thấy đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp người mua nhà đi đến quyết định đâu chính là nơi an cư cho tổ ấm của mình.
Có mật độ xây dựng thấp chỉ 35%, Anland gồm 2 tòa nhà 25 tầng, 551 căn hộ cao cấp, 2 tầng hầm để xe và 8 thang máy tốc độ cao. Đặc biệt, với việc Anland đạt được chứng chỉ tiết kiệm tài nguyên EDGE của tổ chức tài chính quốc tế IFC - Ngân hàng thế giới, cư dân tương lai có thể tiết kiệm được từ 20 -27% hóa đơn điện nước hàng tháng.