Ngày pháp luật

Kênh đầu tư nào sẽ “nóng” trong 2020

Bùi Mến

Từ lâu, thị trường tài chính luôn là một trong những “sân chơi” khó dự đoán. Và trong thời điểm năm 2020 này, với những ai mong muốn tìm kiếm một kênh đầu tư sinh lời tốt mà vẫn đảm bảo an toàn thì “Bỏ tiền vào đâu?” đang là câu hỏi cần đi tìm lời giải chính xác.

Kênh đầu tư truyền thống - liệu có còn “nóng”?

Tại thị trường chứng khoán, kết thúc năm 2019, chỉ số VN-Index tăng gần 7%. Tuy nhiên, không phải mã cổ phiếu nào cũng được hưởng lợi từ đà tăng này. Nhìn tổng thể thị trường, các mã giảm chiếm tới một nửa danh mục cổ phiếu niêm yết trên các sàn. Bởi vậy các nhà đầu tư cũng cần tham khảo kỹ lưỡng các thông tin và yếu tố tác động trước khi quyết định lựa chọn kênh này trong năm 2020.

Trong khi đó, bất động sản vốn được coi là kênh đầu tư hấp dẫn những năm trước thì 2019 lại có một vài dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, theo nhận định chung của các chuyên gia, dư địa cho các các phân khúc bất động sản vẫn còn khá lớn và ngành này vẫn sẽ là một kênh đầu tư đáng quan tâm trong 2020 với những nhà đầu tư am hiểu và chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho sự biến động của thị trưởng “tưởng đứng im” này.  

Kênh đầu tư nào sẽ “nóng” trong 2020 - Ảnh 1

Với vàng, đây là kênh tư có diễn biến mang tới nhiều bất ngờ trong năm 2019. Tính trong năm, giá vàng thế giới đã tăng khoảng 19%, trong khi vàng trong nước tăng gần 18%. Đây là diễn biến lạc quan dành cho nhà đầu tư. Theo dự đoán, do ảnh hưởng từ các yếu tố về thương mại Mỹ - Trung, giá dầu thế giới… giá vàng có thể “lấp lánh” cho tới cuối năm. Tuy nhiên cũng bởi liên quan trực tiếp từ tình hình kinh tế - chính trị thế giới, nhà đầu tư nên lường trước việc giá vàng “quay đầu” giảm để tính toán thời điểm mua – bán hợp lí.

Với những nhà đầu tư “ăn chắc” hơn, tiết kiệm ngân hàng là lựa chọn phổ biến để cất tiền. Tuy nhiên, gửi tiết kiệm ngân hàng thường chỉ được coi là kênh bảo toàn vốn, vì vậy khó mang lại lợi nhuận cao trong thời gian ngắn cho nhà đầu tư. Điều này dẫn đến tâm lý “kệ” cho tiền “ngủ đông”. Thật vậy nều trừ tỷ lệ lạm phát 2,76% của năm 2019 thì mức lợi tức thực tế cho tiết kiệm ngân hàng chỉ còn hơn 4% (7%-2,76%). 

Sàn P2P Lending – Kênh sinh lời thời 4.0 

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, Việt Nam hiện đang đứng trong top đầu các nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Báo cáo Digital Marketing năm 2019 của Wearesocial và Hootsuite cho biết, Việt Nam, trong hơn 97 triệu người Việt Nam, có 66% dùng internet, 64% dùng mạng xã hội, 60% (58 triệu người) dùng smartphone. Người Việt dùng tới hơn 6 giờ mỗi ngày để truy cập internet.

Trong tổng số 43 triệu thuê bao của người Việt, có tới 45% đăng ký mạng 3G và 4G, tới 2,7 tỷ lượt tải ứng dụng và chi ra khoảng trên 161 triệu USD mỗi năm để sử dụng các ứng dụng đó. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ Fintech, trong đó có các hình thức đầu tư tài chính.

Xuất hiện tại Việt Nam khoảng hơn 4 năm trở lại đây, đầu tư ngang hàng (P2P Lending) bước đầu đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Đây là một hình thức đầu tư đơn giản, mang đến lợi nhuận tốt, ổn định cho nhà đầu tư mà không cần có quá nhiều kiến thức hay kinh nghiệm. 

Về cơ bản, đầu tư ngang hàng là hình thức bên có vốn sẽ cho những cá nhân,tổ chức khác vay vốn thông qua một nền tảng trung gian mà không cần đến các định chế tài chính truyền thống như ngân hàng, công ty tài chính hay quỹ tín dụng. Hoạt động chủ yếu trên các website, ứng dụng online, các kênh này cho phép người dùng tìm được nhà đầu tư có tiền cho vay và nhà đầu tư tìm được người có nhu cầu vay. Họ có thể theo dõi quá trình đầu tư hay vay vốn của mình mọi lúc, mọi nơi chỉ qua thiết bị smartphone.

Thực tế, thời gian qua, một số công ty Fintech lập nên những sàn cho vay cá nhân. VNVON thì lập nên sàn cho vay doanh nghiệp thuộc Công ty CP Kết nối Tài chính Việt Nam (VFL). Đây là những kênh P2P Lending cho doanh nghiệp được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao về tính minh bạch, thuận lợi, nhanh chóng, giản tiện và lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. 

Cụ thể, nhà đầu tư qua việc sử dụng ứng dụng của VNVON trên điện thoại thông minh, có thể nhanh chóng tìm được doanh nghiệp vay vốn đã được VNVON thẩm định có khả năng trả nợ và hưởng mức lợi tức 16-20%/năm. Đây là mức lợi tức khá cao so với mức lãi suất trên tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Đây cũng là kênh đầu tư an toàn vì VNVON đã thẩm định kỹ lưỡng tình hình, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp vay vốn và xếp hạng tin dụng, rồi mới giới thiệu cho nhà đầu tư. VNVON đặt việc quản lý rủi ro lên hàng đầu để bảo vệ đồng vốn của nhà đầu tư.

Kênh đầu tư nào sẽ “nóng” trong 2020 - Ảnh 2
VNVON cung cấp giải pháp đầu tư hiệu quả trong thời đại Fintech 

Là đơn vị giúp kết nối bên có nhu cầu vay vốn và các nhà đầu tư, các sàn P2P Lending không chỉ được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, bộ lọc đơn vay minh bạch mà còn trực tiếp đưa ra những tư vấn hữu ích cho nhà đầu tư để đưa ra quyết định đúng đắn, thời gian tất toán khoản đầu tư hợp lí. 

Chính bởi vậy, từ những kinh nghiệm có được sau các đợt đầu tư ngắn, trung hạn với số vốn từ nhỏ tới tăng dần, các nhà đầu tư sẽ xây dựng được cho mình một danh mục đầu tư an toàn và mang lại hiệu quả, đồng thời thiết lập được “khẩu vị” đầu tư lâu dài, bền vững. Điều này nghĩa là nhà đầu tư xây dựng cho mình một kênh đầu tư ngày càng mở rộng nhưng lại rất an toàn vì có sự hỗ trợ của những sàn P2P Lending làm ăn bài bản, đúng pháp luật và sử dụng những công cụ trên nền tảng kỹ thuật số hiện đại.

Tin Cùng Chuyên Mục