Ngày pháp luật

Huỳnh Đình Thành: Tâm - Tầm song hành để gặt hái thành công

Minh Châu

Nhận thức rằng đặc thù ngành xây dựng liên quan trực tiếp tới an toàn và đời sống con người , Cty CP ĐTXD TKĐ Group luôn đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu theo phương châm: “Xây dựng với sự trung thực”. Cái Tâm đó được khởi đầu ngay từ vị TGĐ trẻ tài năng và nhiệt huyết của TKĐ Group - Huỳnh Đình Thành.

Huỳnh Đình Thành: Tâm - Tầm song hành để gặt hái thành công - Ảnh 1

 Huỳnh Đình Thành - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng TKĐ Group; Chủ tịch CLB Doanh nhân HiCEO

Nhiều “điểm sáng” trong bức tranh ngành xây dựng

Hiện nay có nhiều trường đào tạo về ngành xây dựng nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Là diễn giả của nhiều trường Đại học và có thâm niên trong lĩnh vực xây dựng, anh đánh giá thế nào về vấn đề này?

Thực tế hiện nay có rất nhiều trường lớp đào tạo các ngành nghề liên quan đến xây dựng tuy nhiên phần lớn là không chuyên sâu và thiếu môi trường áp dụng thực tế. Việc đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa thực sự gắn bó với nhu cầu sử dụng, với tiến bộ khoa học công nghệ và công việc thực tế mà người học khi ra trường phải đảm nhận. Kết quả là chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

“Thừa thầy thiếu thợ” vẫn luôn là tình trạng phổ biến trong ngành này. Bởi chúng ta gần như đào tạo ra kỹ sư nhiều hơn là đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, trong khi thực tế một kỹ sư sau này có thể quản lý hàng trăm thậm chí hàng ngàn công nhân. Điều bất cập này dẫn tới tình trạng vào những lúc cao điểm, vấn đề nhân lực luôn gây khó khăn lớn đối với các công ty xây dựng vừa và nhỏ.

Huỳnh Đình Thành: Tâm - Tầm song hành để gặt hái thành công - Ảnh 2

 

Nhìn chung, bài toán nhân lực vẫn luôn là bài toán khó, là trăn trở của các cấp quản lý và chủ doanh nghiệp xây dựng. Phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đáp ứng yêu cầu của thị trường là một nhu cầu cấp bách hiện nay. Để giải quyết được bài toán này, chúng ta cần nhiều hơn các trường chuyên đào tạo về lĩnh vực xây dựng và tập trung chú trọng về ngành nghề trung cấp xây dựng.

 
Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại cần xác định và xây dựng cho mình một nền tảng giá trị cốt lõi. Riêng bản thân tôi cũng như TKĐ Group luôn chú trọng nền tảng cốt lõi đó là: Con người; Định hướng phát triển bền vững và Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Theo anh, nguyên nhân nào dẫn đến việc doanh nghiệp xây dựng trong nước không cạnh tranh nổi khi đấu thầu nhiều dự án trong và ngoài nước? Chúng ta cần làm gì để ngành xây dựng có thể hội nhập sâu rộng với quốc tế?

Theo tôi nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan chủ yếu là do: Tầm và lực. Chúng ta thường quen làm với môi trường thuận lợi trong nước, mọi việc đều đơn giản, dễ dàng nên khi cạnh tranh với môi trường lớn, với những đòi hỏi khắt khe hơn, quy trình làm việc chuẩn mực hơn sẽ bị lúng túng và dễ chùn bước. Bên cạnh đó, quy trình quản lý về chất lượng cũng như con người của chúng ta chưa khoa học dẫn đến thất thoát và chi phí cao nên giảm nhiều sức cạnh tranh.

Để thực hiện thành công việc phát triển, mở rộng kinh doanh trong nước, đồng thời mở rộng ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp xây dựng dẫn đầu cần có sự đoàn kết, đồng lòng và quyết tâm lớn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình theo hướng quốc tế hóa. Các doanh nghiệp xây dựng nên hợp tác đồng hành với những doanh nghiệp ở những ngành có liên quan khác như sản xuất vật liệu xây dựng, địa ốc, tư vấn, vận tải, tài chính – ngân hàng; Kể cả hợp tác với các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong ngành xây dựng. Việc mở rộng thị trường xây dựng ra nước ngoài sẽ giúp phát triển ngành xây dựng ổn định, bền vững kể cả khi thị trường xây dựng trong nước rơi vào giai đoạn thoái trào hoặc bão hoà.

Huỳnh Đình Thành: Tâm - Tầm song hành để gặt hái thành công - Ảnh 3

 

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, anh đánh giá, mong muốn gì về môi trường kinh doanh và hệ thống pháp luật ngành xây dựng của Việt Nam?

Trước hết phải ghi nhận rằng Nhà nước đã và đang rất tích cực trong các vấn đề cải cách về xây dựng, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, tiện lợi hơn rất nhiều so với các năm về trước. Các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn đang tích cực đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp xây dựng song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Mong muốn của tôi là cần làm thế nào để người dân và doanh nghiệp thuận lợi nhất trong công tác hoàn tất thủ tục pháp lý nhanh gọn, nhanh chóng xóa bỏ các Thông tư, Nghị định không còn đúng với tình thực tế và xóa bỏ các quy hoạch treo quá lâu năm để người dân và doanh nghiệp có hướng phát triển. Tất nhiên là để có thể làm được điều này, chúng ta cần có một lộ trình dài hơi và bài bản. Tôi vẫn luôn tin tưởng “bức tranh” ngành xây dựng sẽ ngày càng có nhiều “điểm sáng” hơn nữa trong tương lai.

Trung thực là nền tảng của sự phát triển

 
Trong cái thế giới khô khan của ngành xây dựng, nếu không đủ lửa để giữ đam mê với nghề, thì sẽ bị out hoặc tự out. Để tồn tại được trong ngành này, ngoài niềm đam mê thì cần có tầm nhìn về chiến lược phát triển và song hành với cái Tầm phải là cái Tâm

Theo anh để vận hành doanh nghiệp hiệu quả thì điều gì là quan trọng, cốt lõi nhất? Điều này được áp dụng tại doanh nghiệp của anh như thế nào?

Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại cần xác định và xây dựng cho mình một nền tảng giá trị cốt lõi. Bởi đây là vấn đề liên quan đến sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Riêng bản thân tôi cũng như TKĐ Group luôn chú trọng nền tảng cốt lõi đó là: Con người; Định hướng phát triển bền vững và Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

TKĐ Group luôn chú trọng đến yếu tố con người, và hơn hết, chúng tôi có đội ngũ kỹ sư trẻ giàu nhiệt huyết và yêu nghề. Đặc biệt, đội ngũ nòng cốt có trình độ cao lại chính là cổ đông chính của TKĐ Group, do đó họ làm với sự nhiệt huyết và tận tâm vì chính tương lai của họ. Từ đó, TKĐ Group mới có thể xây dựng cho kế hoạch phát triển vững bền và dần dần ổn định văn hóa cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã định hình rõ ràng rồi thì vấn đề còn lại chỉ là quản lý cho khoa học để kiện toàn công ty.

Để tồn tại được trong ngành xây dựng thì cần những yếu tố thiết yếu gì, thưa anh?

Trong cái thế giới khô khan của ngành xây dựng, nếu không đủ lửa để giữ đam mê với nghề, thì sẽ bị out hoặc tự out. Nghề xây dựng vô cùng áp lực, vất vả và chịu nhiều yếu tố chi phối nên nhiều người sau một thời gian theo đuổi đã rẽ sang nghề khác là bởi vậy.

Huỳnh Đình Thành: Tâm - Tầm song hành để gặt hái thành công - Ảnh 4

 

Để tồn tại được trong ngành này, ngoài niềm đam mê thì cần có tầm nhìn về chiến lược phát triển và song hành với cái Tầm phải là cái Tâm. Bởi đặc thù ngành xây dựng liên quan trực tiếp tới an toàn và đời sống con người cũng như xã hội. Chính vì lẽ đó mà bản thân tôi cũng như TKĐ Group luôn theo phương châm: “Xây dựng với sự trung thực”.

Anh nhận định thế nào về xu hướng phát triển của ngành xây dựng trong thời gian tới? Bản thân doanh nghiệp anh đã hành động gì để bắt kịp xu hướng đó?

Ngành xây dựng đang ngày một phát triển và hoàn thiện qua từng mốc thời gian. Theo tôi đánh giá, ngành xây dựng giai đoạn 2018 - 2021 có triển vọng phát triển rất lớn. Các doanh nghiệp trong ngành cần chuẩn bị thật tốt về nguồn lực kinh tế và con người để có thể đứng vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Bản thân tôi cũng như TKĐ Group cũng đã có những sự chuẩn bị nhất định và đang định hướng sẽ phát triển đa ngành nghề liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

Hy vọng rằng bước sang một năm mới với những khởi đầu mới, TKĐ Group nói riêng cũng như tất cả các doanh nghiệp xây dựng nói chung sẽ gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa, chung tay tô điểm cho ngành xây dựng những sắc màu rực rỡ hơn.

Tin Cùng Chuyên Mục