Ngày pháp luật

Hiểu và góp ý về chính sách là đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp

Tùy Phong

Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp phần nhiều vẫn còn đang mơ hồ về ảnh hưởng của chính sách công tới hoạt động doanh nghiệp. Nhưng chính sách thì lại có quan hệ rất mật thiết tới công việc kinh doanh. Chẳng hạn, việc điều chỉnh thuế nhập khẩu nguyên liệu một mặt hàng nào đó thì sẽ ảnh hưởng ngay đến trạng thái sản xuất của ngành hàng...

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 nêu rõ “Có cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật. Xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.”

Tuy nhiên, trên thực tế việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia đóng góp ý kiến với Nhà nước để hoàn thiện chính sách chưa phải là việc dễ dàng, vì vẫn còn thiếu nhiều kênh thông tin chính thống và cầu nối cần thiết. Điều này dẫn đến đại đa số khi chính sách được đưa vào thực thi, các doanh nghiệp hoặc hiệp hội thường rơi vào thế bị động. Trong khi đó, nhà nước lại đang rất cần những ý kiến phản hồi và đóng góp của các doanh nghiệp để điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Ở các nước phát triển, có rất nhiều các công ty tư vấn chính sách (Policy Advisory) cho doanh nghiệp. Các công ty này đóng vai trò là cầu nối giúp doanh nghiệp hiểu hơn về các chính sách đã, đang và sẽ được thực thi nhằm giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doaanh cho phù hợp. Đồng thời, những công ty tư vấn chính sách cũng đóng vai trò cầu nối giúp chuyển tải góp ý của doanh nghiệp đến với các nhà hoạch định chính sách.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Đỗ Khanh (Thạc sĩ Chính sách Công ĐH Oxford) và bà Tida Yingcharoen (Cựu Cố vấn Chính sách Chính phủ Thái Lan) – hai đại diện đến từ The Policy Lab, một trong những công ty tư vấn chính sách chuyên nghiệp tại Anh Quốcvề vấn đề này.

Hiểu và góp ý về chính sách là đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp - Ảnh 1

Ông Vũ Đỗ Khanh (Thạc sĩ Chính sách Công ĐH Oxford) và bà Tida Yingcharoen (Cựu Cố vấn Chính sách Chính phủ Thái Lan) trả lời phỏng vấn. 

Theo ông bà các công ty có nên bỏ tiền ra để tìm hiểu về những chính sách sẵn có mà bất cứ ai cũng có thể truy cập?

Ở Việt Nam, các công ty thường không có bộ phận chuyên nghiệp xử lý các vấn đề liên quan đến chính sách mà thường để bộ phận pháp chế kiêm nhiệm. Việc này thường dẫn đến vấn đề trong hiệu quả hoạt động. Ở các nước phát triển, các công ty lớn như Facebook và Google vừa có bộ phận quan hệ chính sách riêng (Public Policy Department) và cũng dùng dịch vụ tư vấn chính sách của các đơn vị tư vấn độc lập.

Chẳng hạn, tại The Policy Lab, chúng tôi cung cấp các giải pháp tối ưu hoá sự hiểu biết của doanh nghiệp đối với những chính sách mới và chính sách có thể sẽ được ban hành, để các công ty có thể đạt được lợi ích ở mức cao nhất từ sự hỗ trợ của nhà nước. Đồng thời, chúng tôi tư vấn cho doanh nghiệp cách điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp với những điều kiện chính sách đang và sẽ có. Ngoài việc giúp các doanh nghiệp hiểu về chính sách, chúng tôi cũng tư vấn cho doanh nghiệp các cách thức đóng góp ý kiến về chính sách tới những cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Trong quá khứ nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn hoạt động mà không có bộ phận chuyên trách về mặt chính sách. Ông bà nghĩ gì về vấn đề này?

Như đã đề cập, các doanh nghiệp ở Việt Nam tuy không có bộ phận chuyên trách về quan hệ chính sách như các công ty ở các nước phát triển nhưng đã biết sử dụng kiêm nhiệm bộ phận pháp chế. Điều này có thể phù hợp trong một giai đoạn nhưng không phù hợp với tình hình hiện nay. Việc điều chỉnh chiến lược công ty sao cho phù hợp với chính sách nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc công ty đó có thể tồn tại và phát triển bền vững. Ngoài ra trong quá khứ các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh do hiểu nhầm, chưa hiểu rõ, hoặc chưa vận dụng tối đa sự hỗ trợ được quy định trong chính sách của Nhà nước.

Đối với doanh nghiệp, các khủng hoảng có liên quan đến chính sách luôn là một vấn đề tiềm ẩn. Việc rà soát, quản lý, cũng như xử lý các vấn đề này là việc tối cần thiết. Chúng tôi đã từng làm việc với Joel Kaplan (Phó Tổng Giám đốc quản lý vấn đề quan hệ chính sách của Facebook tại Mỹ). Trong vụ khủng hoảng về dữ liệu người dùng của Facebook và Cambridge Analytica gần đây, bộ phận quản lý chính sách của Facebook đã phải kết hợp với nhiều công ty tư vấn độc lập để giúp Facebook giải trình một cách hợp lý và vượt qua các phiên điều trần trước Nghị viện Mỹ.

Hiểu và góp ý về chính sách là đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp - Ảnh 2


Ông Vũ Đỗ Khanh và bà Tida Yingcharoen trong một lần làm việc cùng nguyên Thủ tướng Úc Tony Abbott tại London, Anh Quốc. 

Việc sử dụng dịch vụ tư vấn chính sách rất phổ biến ở nước ngoài nhưng ở Việt Nam thì các công ty có thể tìm tới đâu để được hỗ trợ?

Trên thị trường Việt Nam hiện nay vẫn chỉ mới có vài đơn vị làm công tác tư vấn chính sách cho doanh nghiệp. Có thể nói là quá nhỏ so với nhu cầu thị trường. 

Một số công ty lớn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thường sử dụng dịch vụ tư vấn của các công ty tư vấn chính sách tại Anh, Mỹ hoặc Singapore. Hội sở chính của chúng tôi tại London cũng từng nhận được yêu cầu từ một số tập đoàn lớn trong nước. Vì vậy chúng tôi đang trong quá trình thành lập chi nhánh tại Việt Nam để phục tốt hơn cho nhu cầu của doanh nghiệp tại đây.

Điều gì tạo nên sự khác biệt của Quý công ty với những công ty khác trên thị trường nội địa?

Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân sự chất lượng cao là các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực, được đào tạo chuyên sâu ở các trường đại học hàng đầu trên thế giới (Oxford, Harvard, Princeton, v.v.) và đã có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp tư nhân và cả các đơn vị trực thuộc chính phủ. Thị trường mà chúng tôi am hiểu không chỉ là Anh Quốc mà còn có các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Việt Nam. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi cũng bao gồm nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam và am hiểu môi trường hoạt động kinh doanh trong nước.

Hiểu và góp ý về chính sách là đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp - Ảnh 3

Bà Tida Yingcharoen - Đại diện The Policy Lab công tác và làm việc với Qatar Foundation tại Doha, Qatar. 

Trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động kinh doanh ở thị trường quốc tế hoặc đang muốn mở rộng sang thị trường mới thì ông bà có lời khuyên gì? 

Vì mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp, hành pháp, và chính sách riêng phục vụ cho môi trường phát triển kinh tế, do đó trước khi các công ty Việt Nam muốn tiến hành hoạt động kinh doanh tại một thị trường mới cần nghiên cứu kỹ các chính sách tại nước sở tại nhằm lên chiến lược kinh doanh phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý liên tục cập nhật các thay đổi về mặt chính sách cũng như tìm cách góp ý cho các nhà hoạch định chính sách ở đất nước đó nhằm thu được lợi ích một cách cao nhất. Doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ ở những đơn vị tư vấn uy tín, tốt nhất là các đơn vị vừa am hiểu môi trường nước sở tại vừa có sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tin Cùng Chuyên Mục