Chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng, mà ở đó, những người đứng đầu doanh nghiệp, giám đốc điều hành sẽ phải tìm mọi cách để khắc phục, tuyệt đối không chạm đến quyền lợi của nhân viên, để họ cảm thấy vững tâm trong công việc.
Hiện nay, trong khi các nhà lãnh đạo tiếp tục chấp nhận các gói bồi thường cực lớn để chèo lái doanh nghiệp sớm thoát khỏi cơn khủng hoảng thì nhân viên của họ lại lần lượt rời bỏ công ty, khiến thị trường việc làm chính thức bước vào thời kỳ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Đã đến lúc các giám đốc điều hành, các nhà lãnh đạo (CEO) cần thể hiện trách nhiệm và chia sẻ sự khó khăn với nhân viên.
Bài báo mới đăng tải trên Harvard Business Review đã đưa ra lời khuyên dành cho các CEO và các nhà lãnh đạo: “Nếu bạn đang thực hiện cắt giảm để tránh cho nhân viên không phải nghỉ việc, bạn nên đưa ra chỉ dẫn bằng những ví dụ thuyết phục và nếu thực hiện các biện pháp cắt giảm này có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ hay không. Nếu bạn không làm như vậy, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy như bị sa thải, phải hy sinh trong khi các giám đốc điều hành cấp cao quan trọng nhất của công ty lại không bị ảnh hưởng."
"Là CEO, bạn nên tự cắt giảm mức lương lớn nhất”. Điều này nghe có vẻ dễ, nhưng không phải người lãnh đạo nào cũng làm được.
CGLytics, công ty phân tích dữ liệu quản trị doanh nghiệp lớn nhất thế giới, đã chuẩn bị một danh sách 50 CEO được đền bù cao nhất trong năm 2019. Những con số này rất đáng kinh ngạc. Tổng tiền lương của họ dao động từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD. Elon Musk kiếm được hơn 2 tỷ USD trong năm 2019. Trong khi ông được biết đến rộng rãi với số tiền bỏ túi khổng lồ, công ty của ông lại không thu được lợi nhuận hàng năm như mong muốn.
Thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra cho ngành hàng không thế giới trong thời gian qua khiến nhân sự ngành này bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hầu hết các hãng đều phải ngừng bay, do lệnh cấm du lịch và xuất nhập cảnh tại các nước.
Giám đốc điều hành các hãng hàng không đã đề xuất gói cứu trợ từ chính phủ. Họ cố gắng lấp liếm sự thật về sự phụ thuộc vào việc mua lại cổ phiếu đã góp phần vào mớ hỗn độn như bây giờ. Công ty sẽ mua lại cổ phiếu của chính những người lãnh đạo doanh nghiệp, để làm tăng giá cổ phiếu.
Phần lớn số tiền kiếm được của các CEO và giám đốc điều hành hàng đầu là nhờ cổ phiếu và quyền chọn mua (quyền mua cổ phiếu công ty ở một mức giá nhất định). Khi giá cổ phiếu tăng lên, các CEO và giám đốc điều hành sẽ kiếm được rất nhiều tiền từ đây. Dù công ty có phá sản hay chịu tổn thất nặng nề do covid-19, nhưng những người lãnh đạo vẫn còn cơ hội để làm giàu bằng chính số cổ phiếu mà mình sở hữu. Hầu hết các CEO đều được đền bù cao thông qua các gói chứng khoán. Việc cắt giảm 5-10% tiền lương với họ là không đáng gì so với các khoản ưu đãi dài hạn mà họ có thể nhận được.
Cần có những chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động trước đại dịch covid-19
Một ví dụ điển hình, nhà sản xuất máy bay Boeing bị cáo buộc bán máy bay phản lực 737 Max với phần mềm bị lỗi, không cung cấp huấn luyện đầy đủ cho các phi công, dẫn đến vụ rơi hai máy bay làm chết hàng trăm hành khách. Boeing cũng đã chi hơn 11 tỷ đô la để mua lại cổ phiếu. Giám đốc điều hành Boeing tại thời điểm đó, Dennis Muilenburg, đã bị sa thải với số cổ phiếu và trợ cấp hưu trí trị giá hơn 60 triệu USD. Công ty cho biết ông Muilenburg sẽ bị mất số cổ phiếu trị giá 14,6 triệu USD, không nhận được thưởng hay nhận được bất kỳ khoản trợ cấp thôi việc nào nhưng được nhận trợ cấp hưu trí và quyền chọn cổ phiếu trị giá khoảng 62 triệu USD.
Dennis Muilenburg, cựu Giám đốc điều hành của CEO đã bị sa thải mà vẫn nhận được hơn 60 triệu USD tiền cổ phiếu và trợ cấp hưu trí
Tổng thống Donald Trump và Thượng viện đã có những chính sách cứu trợ các hãng hàng không, nhà sản xuất máy bay, dịch vụ khách sạn, tàu du lịch và một số ngành công nghiệp khác bằng gói kích thích 2.000 tỷ USD đối phó covid-19 vừa được thông qua.
Chính quyền của Trump cần đảm bảo rằng các CEO sẽ phải gánh chịu khó khăn chứ không phải là người lao động. Thay vì sa thải hàng trăm nhân công, các CEO và các giám đốc điều hành hàng đầu công ty phải đóng góp một phần trong tổng số tiền bồi thường mà họ nhận được. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy rằng các gói cứu trợ liên quan đến covid-19 nên có các điều kiện kèm theo. 75% số người được hỏi cho biết các tập đoàn chấp nhận khoản tiền cứu trợ phải cam kết không sa thải công nhân.
Nếu hội đồng quản trị và các nhà đầu tư lớn quyết tâm giữ lại công ty và lập ra một ranh giới nhất định, họ có thể giữ lại mức bồi thường của các CEO. Gói cứu trợ cũng nên bổ sung các biện pháp kiểm soát đối với khoản bồi thường của các CEO. Tiền lương của họ phải được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo rằng họ chỉ được hưởng lợi khi công ty có triển vọng kinh doanh tốt.
Điều quan trọng là bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vừa qua và không cho phép việc kinh doanh như bình thường được tiếp tục. Những thay đổi từ phía lãnh đạo cấp cao cần phải được thực hiện, nếu không chúng ta vẫn sẽ phải tiếp tục đối mặt với những sự sụp đổ lớn của cả nền chính trị và kinh tế.