Giá đền bù hỗ, trợ thấp?
Như Doanhnhan.vn đã phản ánh, hơn 20 hộ dân thôn Tân Xuân, xã Kỳ Tây trong quá trình thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, UBND huyện Kỳ Anh về việc thu hồi đất để phục vụ Dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng - Hạng mục lòng hồ Rào Trổ, nhân dân thôn Kỳ Tây còn tồn tại một số bất cập.
Các hộ dân kiến nghị: Sau khi nhận được bản niêm yết công khai kết quả xác định nguồn gốc đất để phục vụ cho việc hoàn chỉnh phương án bồi thường hỗ trợ thì nhiều có rất nhiều hộ dân không đồng tình với bảng áp giá của gia đình mình vì cho rằng giá thấp, có một số hộ cho rằng nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất không đúng với thực tế, thời gian chi trả bồi thường kéo dài…
Biên bản áp giá của 1 hộ dân xã Kỳ Tây
Hỗ trợ, bồi thường tài sản trên đất với giá thấp như: cây hàng hàng năm 23.300 đồng/m2; tràm 9-15cm = 21.600 đồng/cây; cây gỗ dỗi đường kính d>20-30cm = 336.000 đồng/cây; cây cảnh trên đất cao hơn 1,5m, Loại = 300.000 đồng/cây; lúa chưa thu hoạch 4.500 đồng/m2... Do giá đền bù hỗ trợ thấp nên các hộ bị ảnh hưởng không đủ điều kiện để làm lại nhà cửa, ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, các hộ dân kiến nghị cần có chính sách giải quyết đất đai, nhà cửa cho một số con em của người dân đang là công nhân của Công ty Cao su Hà Tĩnh (nằm trong diện bị ảnh hưởng vì trước đây công ty cấp đất cho các hộ này xây dựng nhà cửa, sinh sống nay bị thu hồi). Về công tác giải quyết tái định cư, hỗ trợ cần giải quyết một lần để nhân dân có đủ điều kiện ổn định nơi ở, cuộc sống mới.
Nguồn gốc đất chưa đúng?
Một trong những hộ dân có đất ảnh hưởng bởi dự án, anh Hoàng Văn Luân (29 tuổi, thôn Tân Xuân, xã Kỳ Tây) cho biết: Đất của gia đình anh được khai hoang vào năm 1989. Sau đó cho anh Luân tiếp tục khai hoang phục hóa nhưng chỉ được đền bù 30%. Cụ thể, bố anh là ông Hoàng Văn Quý đã cho anh Luân thừa kế 7.500 m2 đất khai hoang phục hóa gồm các thửa: 46, 55, 75, 76. Phía Đông giáp đất cao su, phía Tây giáp đất của anh Giang Xuyến (xã Kỳ Thượng)…
Tại cuộc họp lấy ý kiến của khu dân cư ngày 4/11/2016, về nguồn gốc đất cùa gia đình anh Luân gồm các thành phần: ông Nguyễn Hồng Thắng (Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây), cán bộ địa chính xã Hoàng bá Lâm và lãnh đạo thôn Tân Xuân, gia đình anh Luân. Cuộc họp đã thống nhất xác định nguồn gốc các thửa 46, 55, 75, 75 trồng màu, có nguồn gốc “ông Tương khai hoang năm 1989, ông Quý (bố anh Luân) và con ông (anh Luân) khai hoang phục hóa nă 1990”. Những người tham gia cuộc họp và đại diện phía xã Kỳ Tây đều ký xác nhận văn bản này.
Đơn kiến nghị của anh Luân
Thế nhưng theo anh Luân thì sau khi thu hồi phần đất trên thì gia đình anh Luân chỉ được hỗ trợ tài sản trên đất và hỗ trợ 30% tiền đất. Vì hội đồng bồi thương cho rằng nguồn đất của gia đình anh sau mốc. Tức là nguồn gốc đất của gia đình được xác định tại cuộc họp giữa đại chính quyền và người dân ngày 4/11/2016, là không có giá trị. Do được hỗ trợ, đền bù các tài sản trên đất thấp và đất chỉ được đền bù hỗ trợ 30% nên gia đình anh Luân đã nhiều lần làm đơn kiến nghị lên UBND xã Kỳ Tây.
“Tại cuộc lấy ý kiến khu dân cư, đại diện chính quyền xã Kỳ Tây, người dân đều thừa nhận nguồn gốc đất của gia đình tôi thế nhưng khi áp giá đền bù thì lại không được công nhận là sao. Tôi đã nhiều lân làm đơn gửi lên UBND xã Kỳ Tây cũng như gặp trực tiếp cán bộ xã để hỏi. Có lần tôi trực tiếp gặp Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây - người đã ký vào biên bản lấy ý kiến về nguồn gốc của gia đình tôi (trước mốc, được đền bù) và cán bộ địa chính xã nhưng sau đó lại ký xác nhận đất gia đình tôi có sau mốc (đền bù 30%). Khi tôi hỏi 2 cán bộ này về việc có biết các thửa đất của gia đình tôi ở thì 2 người đều nói không biết. Tôi hỏi không biết sao nói đất sau mốc thì các cán bộ này không trả lời được và nói sẽ cho hội đồng kiểm tra lại. Tuy nhiên đến nay đất gia đình chúng tôi vẫn chỉ được đền bù 30%...".
Phiếu lấy kiến về nguồn gốc đất của gia đình anh Luân
Ngoài anh Luân thì nhiều hộ dân khác tại xã Kỳ Tây cũng cho rằng nguồn gốc đất của các hộ dân so với nguồn gốc đất của hội đồng đền bù áp giá là chưa đúng dân đến thiệt thòi quyền lợi của người dân. Ngoài ra, việc đền bù kéo dài việc kiểm đếm diễn ra từ rất lâu rồi, trong quá trình chờ đền bù mấy ăn liền người dân phải bỏ tiền sữa chữa lại nhà cửa, công trình kiến trúc... nên chi phí hết nhiều đền bù theo giá, không được hỗ trợ phần tiền sữa chữa, thiệt thòi.
Trước những phản ánh của người dân đề nghị hội đồng đền bù xem xét, rà soát lại quy định, nguồn gốc đất… xử lý sai phạm (nếu có) tránh tình trạng khiếu nại kéo dài để dự án sớm đi vào hoàn thành.