Khi khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang, đa số mọi người thường lựa chọn nhưng mảnh đất màu mỡ như Hà Nội, TP.HCM nhưng Soheelại lựa chọn Thanh Hóa là nơi ra mắt thương hiệu. Chắc hẳn có một lý do đặc biệt đằng sau đó phải không, thưa chị?
Nếu ngày xưa, chỉ có phụ nữ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn.. mới có điều kiện để ‘ăn ngon, mặc đẹp’ thì thời nay, phụ nữ các tỉnh, vùng nông thôn cũng bắt đầu quan tâm đến chuyện ăn mặc. Tôi luôn cho rằng, đã là phụ nữ thì ai cũng có quyền làm đẹp, mặc đẹp. Vì thế, tôi muốn phá bỏ quan điểm chỉ người giàu, gái phố mới có thể “ăn diện”.
Tôi lựa chọn Thanh Hóa là nơi đặt viên gạch đầu tiên làm nền móng cho sự phát triển của Sohee bởi đây là quê hương nơi tôi sinh ra và lớn lên. Mảnh đất này đã giúp tôi nuôi nuôi dưỡng giấc mơ trở thành một doanh nhân. Vì thế, khi bắt đầu bước chân vào chốn thương trường, tôi rất muốn làm điều gì đó cống hiến cho quê hương mình, đặc biệt là lĩnh vực thời trang. Tôi hy vọng, thương hiệu công sở cao cấp Sohee do mình sáng lập sẽ góp phần giúp cho các chị em ở quê hương ngày càng đẹp, cuốn hút hơn.
Đến tháng 10/2017, thương hiệu thời trang Sohee tròn 4 tuổi. Hiện tại, Sohee có 17 showroom tại khắp các tỉnh, thành của miền Bắc. Ngày 15/11, Sohee sẽ mở thêm một showroom tại Thái Hà và từ nay đến hết năm 2017 sẽ thêm một showroom tại Bà Triệu.
Thị trường thời trang Việt gần đây chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt thương hiệu nước ngoài.Trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, chị có chiến lược gì để Sohee có thể trụ vững và phát triển?
Việc đổ bộ của hàng loạt thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh và sức ép cho thời trang trong nước. Tuy nhiên, nó cũng là đòn bẩy giúp các thương hiệu Việt phải chú trọng, đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao chất lượng. Điểm yếu của các thương hiệu nước ngoài là phom dáng chưa thực sự phù hợp với mọi đối tượng khách hàng Việt Nam, trong khi Sohee lại hiểu rõ vóc dáng và sở thích của phụ nữ. Do đó, tôi không hề lo sợ trước các thương hiệu nước ngoài đang ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam.
Tuy nhiên, để trụ vững và mở rộng thị trường, ngoài việc đảm bảo chất lượng, giá thành như hiện tại, Sohee cần quan tâm nhiều hơn đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, đặc biệt là đào tạo đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo.
Kinh doanh theo chuỗi đang là xu hướng của nhiều doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng chứng kiến sự “sa lầy” của hàng loạt thương hiệu lớn. Làm thế nào để chị có thể kinh doanh chuỗi hiệu quả và đạt được những bước tiến ngoạn mục như bây giờ?
Tính đến tháng 10/2017, thương hiệu thời trang cao cấp Sohee đã tròn 4 tuổi. Hiện tại, Sohee có 17 showroom tại khắp các tỉnh, thành của miền Bắc. Ngày 15/11 tới, Sohee sẽ mở thêm một showroom tại Thái Hà và từ nay đến hết năm 2017 sẽ thêm một showroom tại Bà Triệu. Đây có thể coi là thành công ngoạn mục đối với một thương hiệu thời trang công sở non trẻ, nhưng lại hoàn toàn xứng đáng với tâm huyết, công sức mà tôi cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên đã đồng cam cộng khổ, chung tay gây dựng nên.
Những bước tiến vững chắc này được tạo dựng từ chiến lược kinh doanh riêng biệt của Sohee so với các đối thủ cạnh tranh. Trong khi các thương hiệu khác mở rộng thị trường bằng cách sử dụng hình thức hợp tác đại lý và nhượng quyền kinh doanh thì Sohee tập trung phát triển chuỗi cửa hàng của riêng mình. Từ đó, khách hàng luôn được hưởng các chính sách ưu đãi trực tiếp và được chăm sóc theo quy định thống nhất của công ty. Song song đó, tôi cũng luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm. Mỗi khi sản xuất bộ sưu tập mới, tôi thường tự trải nghiệm từng sản phẩm để điều chỉnh cho phù hợp và thoải mái nhất trước khi tung ra thị trường.
Một lý do khác giúp Sohee có được vị thế vững là do chúng tôi có định hướng đúng đắn về sản phẩm. Với phong cách mang đậm dấu ấn của thời trang Hàn Quốc, từng mẫu thiết kế của Sohee luôn cập nhật nhanh những xu thế hot, đồng thời đảm bảo được phom dáng phù hợp với đa số sở thích của khách hàng. Chúng tôi cũng sử dụng các chất liệu vải nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản để đảm bảo về độ thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, đồng thời tạo sự thoải mái cho người tiêu dùng.
Chị đánh giá thế nào về tiềm lực của ngành thời trang Việt Nam hiện nay. Theo chị, làm thế nào để các doanh nghiệp thời trang Việt có thể vươn mình phát triển chứ không chỉ dừng lại ở khai thác thị trường ngách?
Việt Nam chưa có một ngành công nghiệp thời trang thực sự phát triển độc lập và chuyên nghiệp. Theo đánh giá của tôi thì các sản phẩm thời trang từ những thương hiệu nổi tiếng thế giới đang được người dùng Việt ngày càng ưa chuộng và tìm đến nhiều hơn. Tuy nhiên, các thương hiệu thời trang trong nước vẫn đang quyết tâm giành thế chủ động trên thị trường và đã gây được ấn tượng mạnh với người tiêu dùng.
Điều dễ nhận thấy ở các hãng thời trang Việt còn non trẻlà họ biết khai thác ngách riêng mà các hãng nước ngoài ít để ý hoặc không khai thác. Đó là dòng sản phẩm phù hợp với văn hóa thời trang Á Đông, cao cấp nhưng không quá đắt tiền. Các thương hiệu thời trang trong nước giành được vị thế cần phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùngvà dẫn dắt họ bắt kịp được xu hướng thời trang trên thế giới.
Ngoài ra, việc phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng cũng là một yếu tố then chốt để lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng. Để có thể sánh ngang với các thương hiệu lớn quốc tế, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt và hơn hết là chiến lược kinh doanh táo bạo, luôn biết cách tạo ra sự cuốn hút.