Thị phần không ngừng thu nhỏ
Tập đoàn công nghệ Alphabet Inc - chủ của Google ngày 2/2 đã công bố lợi nhuận và doanh thu quý IV/2022 không đạt dự báo của các nhà phân tích trên phố Wall, khi các khách hàng quảng cáo của Google cắt giảm mức chi sau giai đoạn đầu tư mạnh trong thời gian bùng phát dịch.
Lợi nhuận ròng của Alphabet giảm xuống 13,62 tỷ USD, hay 1,05 USD/cổ phiếu, so với mức 20,64 tỷ USD, hay 1,53 USD/cổ phiếu, của cùng kỳ năm 2021. Đây là mức giảm mạnh nhất của Alphabet trong 4 quý.
Doanh thu từ quảng cáo của Google, bao gồm quảng cáo trên công cụ tìm kiếm và YouTube, giảm 3,6%, xuống 59,04 tỷ USD. Tổng doanh thu tăng 1%, lên 76,05 tỷ USD, mức tăng thấp nhất, không kể giai đoạn sụt giảm nhẹ vào quý 2/2020. Các nhà phân tích nhận định doanh thu đạt 76,53 tỷ USD.
Nguyên nhân được chỉ ra đó là sự cạnh tranh về thị phần khi ông lớn mới nổi của Trung Quốc là Tiktok đang dần chiếm lĩnh kênh giải trí, thu hút nhiều người dùng trẻ.
Đây cũng là lần đầu tiên trong 10 năm trở lại, thị phần của Google đã giảm xuống dưới 50%, đến nay chỉ chiếm 28,8%. Để so sánh, năm 2017, thị phần của Google còn lên tới 34,7%.
Liên tục dính tới pháp luật
Ngoài việc bị mất thị phần, Google liên tục bị dính tới các vấn đề pháp lý, rắc rối đầu tiên phải kể đến vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Google do bộ Tư pháp Hoa Kỳ đệ trình. Đây cũng là lần thứ 2 chính quyền Mỹ nhắm tới một ông lớn công nghệ. Lần đầu tiên xảy ra cách đây hơn 20 năm, khi chính phủ Mỹ khởi kiện Microsoft năm 1998.
Lý giải về vụ kiện, phía chính phủ Mỹ cho rằng Google đã kiểm soát mảng quảng cáo, không ngừng tự tăng cường sức mạnh bằng cách thu mua, đè bẹp đối thủ, buộc các publisher phải sử dụng công cụ của mình, thao túng đấu giá quảng cáo để vụ lợi. Chính phủ Mỹ hiện đang thay mặt một loạt các cơ quan đòi Google bồi thường.
Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Google bị cáo buộc vi phạm Đạo luật chống độc quyền Sherman do 4 hành vi sau:
- Mua lại đối thủ cạnh tranh. Thông qua một loạt vụ mua lại, Google đã giành quyền kiểm soát các công cụ quảng cáo kỹ thuật số quan trọng, thường được các web publisher sử dụng để bán quảng cáo.
- Buộc các publisher sử dụng công cụ của Google. Google đòi hỏi các publisher sử dụng các công cụ mới của mình bằng cách hạn chế nhu cầu của các nhà quảng cáo trên mạng trao đổi Ad Exchange Google. Ngoài ra, các nhà quảng cáo cũng phải sử dụng dịch vụ của Google, nếu không quyền truy cập và sử dụng trên Ad Exchange Google sẽ bị giới hạn.
- Thao túng cạnh tranh khi đấu giá. Google ngắn các sản phẩm tương tự cạnh tranh với Ad Exchange của mình, đồng thời hạn chế các thư viện tài nguyên media đặt giá thầu theo thời gian thực trên nền tảng này.
- Gian lận đấu giá. Việc thao túng một phần cơ chế đấu giá quảng cáo cho phép Google kiếm được lợi nhuận mà không cần cạnh tranh.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho rằng tòa án nên buộc Google bán đi phần lớn các công nghệ quảng cáo đang nắm giữ để phá bỏ thế độc quyền.
Nếu thua trong vụ kiện này, mảng quảng cáo trị giá hàng chục tỉ đô của Google có khả năng buộc phải thoái vốn. Hơn thế nữa, nếu để vụ kiện kéo dài, có thể mảng quảng cáo của Google sẽ tiếp tục bị vượt mặt, đánh rơi thị phần vào Meta và Tiktok cùng các nền tảng khác.
Ngoài các vụ kiện đình đám, trong nhiều năm gần đây, Google cũng liên tục bị phạt với các vụ việc và mức án khác nhau. Cụ thể:
- Năm 2017, Google bị phạt 2,72 tỷ USD vì lạm dụng vị thế để điều chỉnh kết quả tìm kiếm.
- Năm 2018, Google bị phạt 4,34 tỷ EUR vì gia tăng sự thống trị của Google Tìm Kiếm trên thị trường quảng cáo di động thông qua quyền kiểm soát hệ điều hành Android.
- Năm 2019, Google bị phạt thêm 1,7 tỷ USD vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo trực tuyến.
Ngoài ra, Google cũng bị lên án vì tiếp tay cho tin tặc phát tán mã độc. Bằng cách lách qua cơ chế kiểm soát của Google Ads, tin tặc dùng quảng cáo của google để đưa người dùng vào tròng với mà đánh cắp các thông tin quan trọng.
Cũng vì thế mà trong tháng 1 vừa qua, FBI đã gắn cờ đỏ cho một loạt phần mềm tìm kiếm độc hại có mặt trên Google Ads.