Ngày pháp luật

Giới đầu tư kỳ vọng chứng khoán phục hồi

MBS

(Doanhnhan.vn) - Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bơm thêm 500 tỷ USD, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định khởi động chương trình mua chứng khoán khẩn cấp trị giá gần 821 tỷ USD để hỗ trợ kinh tế vượt qua dịch Covid-19.

Thị trường thế giới

Thị trường thế giới lại tiếp tục một tuần giảm mạnh khi chứng kiến sự leo thang của đại dịch Covid-19 với số lượng tăng đáng kể và có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số trường hợp nhiễm mới vẫn gia tăng và chưa có dấu hiệu tạo đỉnh trong đó Châu Âu và Mỹ là những nơi phát triển nhanh nhất.

Giới đầu tư kỳ vọng chứng khoán phục hồi - Ảnh 1

Mặc dù Ngân hàng Trung ương các nước tiếp tục có những động thái để vực dậy nền kinh tế nhưng giới đầu tư vẫn tiếp tục bán các tài sản rủi ro. Họ lo ngại các biện pháp kích thích khó có thể giúp kinh tế thế giới duy trì đà tăng trưởng.

S&P Global Ratings cho rằng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái, với dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực năm 2020 sẽ giảm hơn một nửa xuống chưa tới 3%.

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố sẽ bơm thêm 500 tỷ USD, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) quyết định khởi động chương trình mua chứng khoán khẩn cấp trị giá gần 821 tỷ USD để hỗ trợ kinh tế vượt qua dịch Covid-19. Động thái của ECB diễn ra sau loạt quyết định hạ lãi suất khẩn cấp và tung gói kích thích tài chính khổng lồ trên khắp thế giới.

Giới đầu tư kỳ vọng chứng khoán phục hồi - Ảnh 2

Sau cơn địa chấn ở tuần trước, chứng khoán toàn cầu đã chững đà giảm trong tuần vừa qua khi các tổ chức, chính phủ và ngân hàng trung ương bơm hàng trăm tỷ đô la cho các nỗ lực cứu trợ, những điều tương tự chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Tuy phần lớn các thị trường đã rơi vào thị trường giá xuống, các nhà quản lý quỹ chủ động cho rằng các mức định giá rẻ của cổ phiếu châu Á đang mang lại cơ hội mới cho các nhà gom cổ phiếu, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản

Chỉ số chứng khoán toàn cầu (MSCI ACWI INDEX) thu hẹp đà giảm còn 10,45% từ mức 16,78% ở tuần trước đó, chỉ số chứng khoán khu vực Châu Âu (STOXX Europe 600) thậm chí còn thu hẹp từ mức 16% xuống còn 3,8% trong tuần vừa qua. Các thị trường khác cũng có mức giảm ít hơn là: Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Hồng Kông, Mỹ,….

Ở chiều ngược lại, một số thị trường lớn tiếp tục giảm mạnh hơn do ảnh hưởng từ Covid-19 như: Indonesia (giảm 17,78% trong tuần vừa qua từ mức 10,7% ở tuần trước đó), Philippines (giảm 17,52% trong tuần vừa qua từ mức 14,4% ở tuần trước đó)... 

Vốn hóa thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục “bay hơi” gần 5 nghìn tỷ USD trong tuần vừa qua. Kể từ đầu năm cho tới nay vốn hóa thị trường toàn cầu đã mất tới 28,3% từ mức 87 nghìn tỷ USD.

Các thị trường mới nổi đang có khởi đầu tồi tệ nhất kể từ khi được định danh vào năm 1988 cho tới nay. Những phiên giao dịch hoảng loạn đã làm bốc hơi gần 5.000 tỷ USD khỏi các thị trường chứng khoán mới nổi kể từ giữa tháng 1/2020, trong đó Colombia, Hy Lạp và một số thị trường khác giảm hơn 40%.

Thị trường trong nước

Do ảnh hưởng của nhiều luồng thông tin không tích cực về đại dịch Covid-19, thị trường trong nước đã có tuần giảm mạnh kể từ năm 2008.

Thanh khoản đạt ở mức cao nhất kể từ năm 2019 (theo tuần) do khối ngoại bán ròng mạnh mẽ với hơn 3.193 tỷ đồng trên toàn thị trường. Đây cũng là tuần thứ 8 liên tiếp khối ngoại bán ròng trên sàn HSX, tuần qua họ bán ròng 2.899 tỷ đồng thông qua khớp lệnh.

Giới đầu tư kỳ vọng chứng khoán phục hồi - Ảnh 3

Thị trường đi vào giai đoạn phân hóa, đã xuất hiện những phiên hồi phục ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ hoặc nhóm các chỉ số ETF mới thành lập.

Cơ quan chức năng cũng bắt đầu đưa ra các biện pháp nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán. Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết thời gian xử lý hồ sơ mua cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp được rút ngắn trong vòng 1 ngày, thay vì mất đến 7 ngày như trước.

Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC về việc miễn phí, giảm giá một số loại dịch vụ chứng khoán nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán và chia sẻ bớt khó khăn với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, thực phẩm, Vingroup… là nhân tố gây sức ép lên thị trường. Cổ phiếu VCB giảm gần 13,4% lấy đi của thị trường hơn 10 điểm, các cổ phiếu khác như VIC và VHM giảm 11% lấy đi của thị trường 17,5 điểm.

Bên cạnh đó, 2 cổ phiếu lớn ngành thực phẩm là VNM và SAB giảm lần lượt 9,2% và 12,5% cũng kéo lùi thị trường gần 8 điểm... ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dầu khí với PLX và GAS, nhờ thông tin Mỹ cân nhắc can thiệp cuộc chiến giá dầu Nga – Saudi Arabia khiến giá dầu tăng hơn 24% ở phiên cuối tuần cũng không thể bù đắp được mức giảm mạnh từ các nhóm ngân hàng, thực phẩm và Vingroup.

Giới đầu tư kỳ vọng chứng khoán phục hồi - Ảnh 4

Các nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục rút vốn ra khỏi thị trường EM trong tháng 2 và từ đầu tháng 3 cho tới nay. Nguyên nhân có thể do đồng tiền mất giá, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề hoặc do đồng USD lên giá.  

Việc TTCK Mỹ đã thực sự xác lập đỉnh và rơi vào Bear market và nhìn rộng ra TTCK toàn cầu đang trong một down trend thì việc phục hồi kỹ thuật ngắn hạn có lẽ chưa có nhiều ý nghĩa và khó có thể đi xa được.

Với diễn biến giảm sâu của VN-Index, mức độ hồi kỹ thuật có thể diễn ra tuy nhiên áp lực bán ròng của NĐTNN vẫn đang duy trì rất mạnh sẽ là yếu tố cản trở cho đà tăng trở lại của thị trường.

Giới đầu tư kỳ vọng chứng khoán phục hồi - Ảnh 5

Chiến lược đầu tư: Duy trì trạng thái thận trọng trước những biến động khó lường trong thời điểm hiện tại. Hạn chế sử dụng margin và tuân thủ chặt chẽ quy tắc cắt lỗ để bảo toàn trạng thái tài khoản.

Với dự báo có thể xuất hiện một nhịp hồi kỹ thuật ngắn, NĐT có thể tranh thủ cơ cấu lại tài khoản, ưu tiên mua thăm dò các cổ phiếu Bluechips cơ bản tốt đã giảm sâu cho mục tiêu từ 3 đến 6 tháng tới. Có thể chốt lời T+ nếu hàng về tài khoản bắt đầu có lãi, chờ các nhịp điều chỉnh mua lại với vùng giá hợp lý. 

Nguồn: Phân tích từ MBS

Tin Cùng Chuyên Mục