Người châu Á thường truyền nhau câu ngạn ngữ "Không ai giàu ba họ", ý muốn nói những gia đình dù giàu có đến mấy cũng sẽ đến ngày lụi tàn bởi chính con, cháu của họ. Những "giấc mơ" xây dựng một đế chế kinh doanh thường sẽ sụp đổ chỉ sau 3 thế hệ.
Dù vậy, “lời nguyền” này có lẽ đã thất bại với đế chế Lee Kum Kee, một trong những thương hiệu nước chấm nổi tiếng nhất châu Á, sở hữu khối tài sản lên đến 15 tỷ USD. Không chỉ "ước mơ" kéo dài sự nghiệp vượt qua 3 đời, những người đứng đầu thương hiệu này còn lên kế hoạch kĩ lưỡng để đưa đế chế kinh doanh của gia tộc mình trường tồn đến 1.000 năm.
Lee Kum Kee được thành lập cách đây 130 năm khi nhà sáng lập Lee Kim Sheung vô tình chế biến quá kỹ một số động vật có hai mảnh vỏ với nhau, biến nó trở thành dầu hào, thứ gia vị mặn ngọt tạo nên sự độc đáo cho ẩm thực Quảng Đông. Hơn 1 thế kỷ đã trôi qua, hiện Lee Kum Kee đang được điều hành bởi thế hệ thứ 5 trong gia tộc Lee và liên tục phát triển không ngừng. Theo thông tin từ Bloomberg, những thành viên trong gia đình này luôn làm việc hết sức chăm chỉ, tất cả đều quyết tâm đưa đế chế của gia tộc mình tồn tại đến cả nghìn năm.
Để có được sức mạnh tinh thần tập thể như vậy, ngay từ những năm 2000, các nhà quản trị của Lee Kum Kee đã áp dụng hệ thống quản trị toàn diện vào trong doanh nghiệp gia đình của mình. Hệ thống này được xây dựng sau cuộc “huynh đệ tương tàn” khi người đứng đầu gia tộc Lee Man Tat xung đột với những người chú và anh em trong gia tộc khiến đế chế này suýt rơi vào tan rã. Thậm chí, Sammy Lee - người con trai nhỏ tuổi nhất của nhà sáng lập Lee Kim Sheung đã đe dọa sẽ rời bỏ gia đình và tự kinh doanh riêng.
Ngay sau đó, những người lãnh đạo gia tộc họ Lee đã phải thiết lập một "gia quy" nghiêm ngặt, buộc tất cả những người trẻ tuổi trong gia đình dù có quan tâm đến việc tiếp nối tiếp nối kinh doanh của gia đình hay không. Gia tộc Lee Kum Kee còn thành lập cả một trường học dành cho con em của mình để đào tạo tư duy của lớp trẻ từ "trong trứng nước". Chương trình đào tạo của nhà họ Lee khắt khe đến mức các thành viên phải họp 65 lần trong một năm. Sau đó, các thành viên trẻ trong gia đình đưuowcj đến những trung tâm khởi nghiệp đang phát triển mạnh như Thung lũng Silicon và Israel để trải nghiệm trước khi về tiếp nhận cơ nghiệp của gia đình. Những người thừa kế trẻ tuổi được yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc bên ngoài trước khi được chấp nhận vào làm cho gia tộc.
Để bảo vệ cơ nghiệp của gia tộc, gia quy của nhà họ Lee cũng quy định rất rõ ràng, chỉ có những người trong họ mới có thể nắm cổ phần của công ty và các thành viên không được ủy quyền cho bất cứ ai khác họ làm điều này, dù đó có là bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ.
Điều này đã giúp cho nhà Lee Kum Kee “sống sót" qua 5 thế hệ, một điều rất ít gia tộc kinh doanh theo hệ tư tưởng gia đình khác có thể làm được”, Jennifer Pendergast – Giám đốc điều hành Trung tâm các công ty gia đình tại Trường Quản lý Kellogg thuộc Đại học Tây Bắc nhận định.
Hiện nay, Lee Kum Kee không chỉ hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Dưới sự điều hành của Charlie và Eddy, hai người con trai của ông Lee Man Tat, tập đoàn này đã vươn tới cả những lĩnh vực như bất động sản, chăm sóc sức khỏe và đầu tư mạo hiểm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế như Giáo sư Joseph Fan thuộc Đại học Trung Quốc tại Hong Kong lại cho rằng, chính sự rằng buộc về vấn đề kế thừa của gia đình sẽ khiến Lee Kum Kee mất hơn một nửa giá trị so với việc mở rộng điều hành và hoạt động kinh doanh công khai. Việc công nhận những tài năng khác ngoài dòng máu mới là mấu chốt để Lee Kum Kee cso thể mở rộng và đa dạng ngành nghề kinh doanh của tập đoàn này.
“Xã hội luôn luôn vận hành và thay đổi, Lee Kum Kee phải đảm bảo những người kế thừa của họ sẽ đáp ứng được các yêu cầu mới của thị trường nếu muốn tồn tại lâu dài”, Giáo sư Josseph Fan khẳng định.