Ngày pháp luật

Giá dầu sụp đổ gây bất lợi lớn, Bộ trưởng Nga trấn an: "Đừng nghĩ như thể đó là ngày tận thế"

Hiếu Nguyễn (theo Bloomberg)

(Doanhnhan.vn) - Diễn biến thị trường đã vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhóm nước đồng minh, khi giá dầu ghi nhận mức giảm chưa từng có.

Mới chỉ cách đây chưa đầy 2 tuần, các quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới đã cùng ngồi lại và đi đến thoả thuận cắt giảm sản lượng, với hy vọng cứu cánh thị trường năng lượng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát.

Thế nhưng, diễn biến thị trường đã vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhóm nước đồng minh, khi giá dầu ghi nhận mức giảm chưa từng có. Một số quốc gia trong tổ chức tìm kiếm giải pháp khắc phục trong vô vọng, bởi họ không có nhiều sự lựa chọn. 

"Lãnh đạo OPEC+ đang phải đương đầu với những cuộc khủng hoảng đối thoại", Helima Croft, trưởng bộ phận chiến lược hàng hoá tại RBC Capital Markets LLC, nhận định. Thế nhưng "khả năng OPEC+ cân bằng được nhu cầu thị trường là rất thấp".

Giá dầu sụp đổ gây bất lợi lớn, Bộ trưởng Nga trấn an:

 

Algeria, quốc gia hiện đang giữ vị trí chủ tịch luân phiên của OPEC, đã đưa ra kế hoạch tiếp tục cắt giảm nguồn cung dầu ngay lập tức. Thông tin trên được xác nhận bởi nhiều nguồn tin cậy. Thế nhưng, các thành viên OPEC có vẻ không quá mặn mà với phương án này. Hơn nữa, có thể nó chẳng đem lại bất cứ hiệu quả gì trong thời điểm hiện tại.

Nhu cầu dầu mỏ vẫn là con số không, bất chấp việc OPEC đã cắt giảm sản lượng dầu xuống mức thấp kỷ lục, chỉ còn dưới 10 triệu thùng/ngày (10% nguồn cung trên toàn thế giới). Theo Tổ chức Năng lượng Quốc tế, lượng tiêu thụ sẽ giảm 29 triệu thùng/ngày trong tháng này. 

"Quá muộn, quá nhỏ và chẳng đáng gì", ông Paolo Scaroni, cựu CEO doanh nghiệp dầu Italia Eni SpA, nói về động thái cắt giảm của OPEC+.

Mức độ nghiêm trọng tới mức OPEC đã phải tổ chức họp bất thường vào thứ ba, nhằm đưa ra quyết sách ứng phó. Nội các Ả Rập Xê-Út cho biết họ đã chuẩn bị sẵn nhiều biện pháp để cùng hợp tác đảm bảo ổn định thị trường, giống như những gì đã tuyên bố khi ký kết tuyên bố chung với Nga vào tuần trước. Tuy nhiên, khả năng quốc gia này tiếp tục cắt giảm dầu vẫn còn bỏ ngỏ.

Thoả thuận mới đòi hỏi Ả Rập Xê-Út phải cắt giảm lượng dầu xuống mức thấp nhất kể từ 2011. Đối với các bên khác như Nga, Iraq, rõ ràng họ còn chưa biết liệu có thể thực hiện việc cắt giảm đúng với những gì đã ký kết hay không. Trong ba năm qua, cả hai nước đều duy trì tốt việc thực hiện các thoả thuận OPEC+. 

Hôm thứ ba, Điện Kremlin đã bác bỏ tin đồn nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ do giá dầu giảm. Người phát ngôn của Chính phủ Nga, Dmitry Peskov, tuyên bố: "Đây chưa phải ngày tận thế".

Thay vì đẩy mạnh nỗ lực của mình, OPEC và các đối tác có thể chỉ cần bám sát kế hoạch đã thỏa thuận và vượt qua cơn bão. Điều đó sẽ đẩy gánh nặng điều chỉnh lên các nhà sản xuất khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Brazil và Canada.

"Chúng ta đã đến giai đoạn ngoài tầm kiếm soát của bất cứ ai", Martijn Rats, nhà phân tích dầu mỏ của Morgan Stanley, chia sẻ. "Chẳng có nhóm nhà cung cấp nào có thể chống lại nhu cầu thị trường chỉ bằng việc cắt giảm sản lượng dầu."