Cùng với diễn biến khó lường của giá dầu thế giới, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp đà lao dốc vào phiên giao dịch ngày 21/04.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/04, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 505 điểm (hơn 2%). Như vậy, trong hai ngày liên tiếp, chỉ số Dow Jones đã giảm tổng cổng hơn 1.000 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,7% xuống 2.736,56 điểm. Trong khi đó chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,5% còn 8.263,23 điểm.
Tương tự, kết phiên ở Châu Á, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 1,97%, xuống 19,280.78 điểm. Giá cổ phiếu của hai ông lớn Fast Retaling và Sofbank cũng giảm lần lượt 3,74% và 4,11%.
Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 2.09%, Chỉ số Topix giảm 1.15%, chốt phiên ở mức 1,415.89 điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai composite giảm 0,9%, xuống 2,827.01 điểm. Chỉ số Shenzhen composit giảm 0.817%, xuống khoảng 1,753.42 điểm.
Các nhà đầu tư đang tập trung vào diễn biến khác thường của giá dầu, làm dấy lên nghi ngại về sự sụt giảm mạnh của ngành năng lượng, gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ. Hôm thứ 2, giá dầu giao tháng 5 tụt kỷ lục xuống mức âm, đồng nghĩa với việc người bán phải trả tiền cho người mua dầu. Đây là hệ quả của việc dư thừa nguồn cung.
"Nếu cần phải lấy một sự kiện nào đó để làm minh chứng cho sự suy giảm kinh tế, hãy nhìn vào mức giá âm của dầu WTI hôm qua." - Tom Lee, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Fundstrat Global Adivsors, nhận định. Anh nói thêm: "Tình hình sẽ không thể cải thiện cho tới khi phương Tây và Hoa Kỳ mở cửa nền kinh tế. Và họ chỉ làm như vậy trong trường hợp kiểm soát được dịch bệnh."