Ngày pháp luật

Gần 20 triệu cổ phần Điện mặt trời Trung Nam đã chuyển sang ACIT

Trung Hiếu

Gần 20 triệu cổ phần Công ty Cổ phần Điện mặt trời Trung Nam đã chuyển nhượng sang Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Năng lượng tái tạo Á Châu (ACIT). Đây cũng là cổ đông đang sở hữu 49% vốn doanh nghiệp này.

Gần 20 triệu cổ phần Điện mặt trời Trung Nam đã chuyển sang ACIT
Gần 20 triệu cổ phần Điện mặt trời Trung Nam đã chuyển sang ACIT

ACIT nắm sở hữu chi phối tại Điện mặt trời Trung Nam

Công ty Cổ phần Điện mặt trời Trung Nam mới đây đã công bố Nghị quyết của những người sở hữu gói trái phiếu do công ty phát hành năm 2019.

Tổng cộng 12 lô trái phiếu có giá trị huy động 2.100 tỷ đồng, thời gian đáo hạn từ 2026 - 2028.Theo đó, Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Trung Nam (bên đảm bảo của gói trái phiếu, công ty con của Trung Nam Group) đã chuyển nhượng toàn bộ 19,9 triệu cổ phần CTCP Điện mặt trời Trung Nam cho Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Năng lượng tái tạo Á Châu - ACIT (18 triệu cổ phần) và ông Nguyễn Thanh Bình (1,9 triệu cổ phần).

Ông Vũ Nhật Thành cùng bà Đào Thị Minh Huệ (bên bảo đảm của gói trái phiếu) cũng chuyển nhượng lần lượt 10.000 cổ phiếu và 90.000 cổ phiếu Điện mặt trời Trung Nam cho ông Nguyễn Đăng Khoa.

Qua đó, Năng lượng Tái tạo Á Châu, ông Bình và ông Khoa trở thành bên bảo đảm cho gói trái phiếu, sử dụng lần lượt 18 triệu cổ phiếu, 1,9 triệu cổ phiếu, và 100.000 cổ phiếu Điện Mặt trời Trung Nam làm tài sản bảo đảm. Cả 3 sẽ ký hợp đồng thế chấp với tổ chức quản lý.

Tương ứng 20 triệu cổ phần của Điện mặt trời Trung Nam đang được sử dụng làm tài sản của gói trái phiếu sẽ được sang tay chủ mới.

Vào thời điểm giữa năm 2021, ACIT đã sở hữu 49% cổ phần tại Điện mặt trời Trung Nam. Sau khi giao dịch trên hoàn tất ACIT sẽ trở thành cổ đông lớn nhất tại công ty điện mặt trời trên với sở hữu 58,9% vốn điều lệ; Trung Nam Group cũng không còn nắm vai trò chi phối gian tiếp công ty trên thông qua Năng lượng tái tạo Trung Nam như trước đây.

Điện mặt trời Trung Nam làm ăn ra sao?

Công ty Cổ phần Điện mặt trời Trung Nam có quy mô vốn 1.000 tỷ đồng. Công ty quản lý và sở hữu Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc với hơn 700.000 tấm pin nằm với tổng công suất 204MW nằm trên diện tích 264 ha tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Các tấm pin này có hệ thống giá đỡ xoay 120 độ, tự động xoay và điều chỉnh hướng đón bức xạ mặt trời. Sản lượng điện tối đa khoảng 450 triệu kWh/năm.

Vào thời điểm giữa năm 2021, ACIT đã sở hữu 49% cổ phần tại Điện mặt trời Trung Nam. Sau khi giao dịch trên hoàn tất ACIT sẽ trở thành cổ đông lớn nhất tại công ty điện mặt trời trên với sở hữu 58,9% vốn điều lệ; Trung Nam Group cũng không còn nắm vai trò chi phối gian tiếp công ty trên thông qua Năng lượng tái tạo Trung Nam như trước đây.

ACIT là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và lắp đặt các thiết bị điện và mới đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo thời gian gần đây, trong đó sở hữu Nhà máy điện mặt trời Bầu Zôn (Ninh Thuận) có tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng, tổng công suất nhà máy là 25,031 MWp và Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc 204MWac ở Ninh Thuận.

Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Trung Nam (TNRE), đơn vị thành viên của Trung Nam Group), gần đây cũng có biến động trong cơ cấu cổ đông. Theo báo cáo tài chínhquý I/2024, đến ngày 31/3/2024, Tập đoàn IPA đã đầu tư mới 850 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Trung Nam, tương ứng sở hữu 9,36% vốn điều lệ.

Tập đoàn IPA được thành lập năm 1998 với tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư và Tài chính IPA, gắn liền với tên tuổi của vợ chồng doanh nhân ông Vũ Hiền và bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (mã VND - sàn HoSE).

Chia sẻ tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 vừa tổ chức cuối tháng 6/2024, câu chuyện quanh khoản đầu tư vào Trung Nam cũng thu hút sự quan tâm lớn của các cổ đông.

Chủ tịch HĐQT Phạm Minh Hương cho biết VNDirect đang có số dư trái phiếu Trung Nam với giá trị lớn. Phía VNDirect thường xuyên cập nhật với lãnh đạo Trung Nam và liên tục xây dựng kịch bản đối với trường hợp rủi ro có thể xảy ra. Theo bà Hương, trạng thái nắm giữ trái phiếu Trung Nam hiện nay chủ yếu nằm ở dự án điện đã đưa vào phát điện, khác với dự án không có dòng tiền. Do vậy, rủi ro của Trung Nam nằm nhiều hơn ở tin đồn pháp lý, khó khăn của các dự án, chính sách thay đổi của Chính phủ và các khó khăn chung của các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư.

Dù vậy, lãnh đạo VNDirect thừa nhận sẽ có thiệt hại nếu rủi ro xảy ra. Không phải là không có, nhưng sẽ không lớn bởi công ty đều có hạn mức đủ để tính đến trường hợp xấu nhất.

Tin Cùng Chuyên Mục