Chuyển đổi số trong thời kỳ đại dịch Covid-19
Theo số liệu thống kê năm 2020, cả nước có hơn 800.000 doanh nghiệp hoạt động. Trong năm 2021, hơn 85.000 doanh nghiệp mới thành lập và gần 13.000 doanh nghiệp giải thể, hơn 45.000 doanh nghiệp dừng hoạtđộng và 28,2 triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch mất việc, giảm thu nhập.
Theo ông Kiên nhận định, đại dịch diễn ra đã thúc đẩynhanh hơn quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Chuyển đổi số giúp tối ưu chi phí vận hành, hỗ trợ lãnhđạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờcác hệ thống thông tin và báo cáo theo thời gian thực. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện được hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng tính cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.
Đa phần các doanh nghiệp quy mô lớn thì gần như đều đã và đang chuyển đổi số trong quá trình hoạt động và vậnhành. Đại dịch khiến các doanh nghiệp bắt đầu nghiêmtúc chú trọng hơn vào việc làm sao tối ưu được chi phí, nên việc dịch chuyển từ việc sử dụng các nền tảng dịch vụ nước ngoài sang nền tảng Make in Việt Nam là xu hướng tất yếu.
Một trong những vấn đề, mà doanh nghiệp gặp phải và trăn trở hiện nay, đó là mức độ gắn kết của nhân sự trongtổ chức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.
“Theo nghiên cứu của Deloitte, thì 87%, doanh nghiệp gặpvấn đề, về sự kém tương tác của nhân sự, điều này tácđộng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, tỷ lệ nghỉ việc, vàhiệu suất làm việc. Và theo nghiên cứu của Forbes, 71% nhân sự cảm thấy công việc của mình ko tác động đến kếtquả kinh doanh. Nếu như chúng ta giải quyết được vấn đềtương tác của nhân viên, nó sẽ tác động tích cực đến tình hình kinh doanh của tổ chức.”, ông Kiên nhận định.
Nền tảng Make in Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, xây dựng văn hóa mạnh mẽ
Các nền tảng Make in Việt Nam có lợi thế rõ rệt về việc hiểu rõ doanh nghiệp trong nước cần gì, khả năng tùychỉnh để thích ứng với các doanh nghiệp, đội ngũ hỗ trợluôn sẵn sàng và chi phí thấp hơn so với nền tảng nước ngoài rất nhiều.
Vì vậy, các nền tảng này chính là chìa khóa để xây dựngnền tảng văn hóa doanh nghiệp và một tổ chức gắn kết. Không phải ngẫu nhiên mà Mekong Capital, quỹ đầu tưvào các công ty chưa niêm yết lại có những khoản đầu tư thành công như vậy ở thị trường Việt Nam. Họ có 2 điều tiên quyết bắt buộc, đó là doanh nghiệp sau khi nhậnđược đầu tư phải chuyển đổi số và xây dựng văn hoá của tổ chức.
Đảm bảo thông tin thông suốt qua Nền tảng giao tiếp cho doanh nghiệp GapoWork
Dòng chảy thông tin trong doanh nghiệp chiếm vai trò rất quan trọng. Đảm bảo thông tin luôn xuyên suốt, mượt mà là một bài toán doanh nghiệp phải giải quyết, để đạt đượchiệu quả kinh doanh và tối ưu hiệu suất. Việc triển khai thông tin thống nhất còn đặc biệt quan trọng đối với mô hình bán lẻ, tập đoàn, và trở thành bài toán khó với nhiều đơn vị.
Xuất phát từ giải quyết vấn đề của doanh nghiệp mình, G-Group đã phát triển và cho ra mắt nền tảng giao tiếp Make in Vietnam GapoWork. Nền tảng này giúp nhân sự trong doanh nghiệp kết nối với nhau dễ dàng, gia tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm thời gian và chi phí, thông tin truyền tải tức thì dù ở bất kỳ đâu.
Với sự hỗ trợ của GapoWork, 10.000 y bác sĩ thamgia Mạng lưới thầy thuốc đồng hành đã thành công trong việc chăm sóc từ xa cho 373.096 bệnh nhânCovid-19, chiếm đến 42% số F0 cả nước. Hay với Edufit, Tập đoàn Giáo dục có 12 cơ sở, đã vận hànhhệ thống nhà trường trên môi trường số hiệu quả, giúp công tác dạy và học đơn giản, nhanh chóng, chất lượng nhờ GapoWork.