Ngày pháp luật

Dự báo thị trường toàn cầu khi đại dịch Covid-19 chưa qua, “Sell in May” đã tới

Lan Anh

(Doanhnhan.vn) - "Sell in May and go away" tạm dịch là “Hãy bán cổ phiếu trong tháng 5 rồi đi chơi” là một thuật ngữ giao dịch nổi tiếng trong giới đầu tư chứng khoán, với thông điệp cảnh báo các nhà đầu tư rằng không nên nắm giữ mà hãy bán cổ phiếu.

Năm 2020 là một năm khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Covid-19 lũng đoạn, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế toàn cầu.

Khảo sát tại các quốc gia là đầu tàu kinh tế thế giới có thể thấy tại Mỹ và EU dịch bệnh đã có dấu hiệu tạo đỉnh và đi xuống. Trung Quốc và Hàn Quốc về cơ bản đã tạm coi khống chế được dịch bệnh, hoạt động kinh tế nội địa đã và đang hồi phục mặc dù rất khó khăn.

Hiện tại, tất cả các quốc gia có nền kinh tế lớn và trọng yếu đối với kinh tế toàn cầu đều đang phải áp dụng chính sách giãn cách xã hội khắc nghiệt. Sản xuất bị gián đoạn do vận chuyển bị kiểm soát, nguyên liệu sản xuất đầu vào thiếu hụt trong khi nhu cầu tiêu thụ suy yếu khiến công nghiệp sản xuất suy giảm nghiêm trọng.

Các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, UK và Pháp sẽ cần thêm 2 đến 3 tuần so với các quốc gia Italy, Đức và Tây Ban Nha do thời điểm áp dụng giãn cách xã hội muộn hơn.

Dự báo thị trường toàn cầu khi đại dịch Covid-19 chưa qua, “Sell in May” đã tới - Ảnh 1

Theo kinh nghiệm từ Trung Quốc thì sau khi các ca nhiễm mới giảm mạnh, các quốc gia cần thêm 3 tuần nữa để dịch bệnh được khống chế. Để nền kinh tế vận hành trở lại bình thường thì phải mất 1,5 đến 2 tháng nữa.

“Sell in May” là gì và tại sao giới đầu tư chứng khoán hay dùng thuật ngữ này?

"Sell in May and go away" tạm dịch là “Hãy bán cổ phiếu trong tháng 5 rồi đi chơi” là một thuật ngữ giao dịch nổi tiếng trong giới đầu tư chứng khoán, với thông điệp cảnh báo các nhà đầu tư rằng không nên nắm giữ mà hãy bán cổ phiếu mà họ đang sở hữu trong tháng 5 để tránh rơi vào giai đoạn suy thoái thường lệ diễn ra hàng năm. 

Để tránh biến động theo chiều hướng giảm, nhà đầu tư giao dịch theo chiến lược này sẽ bán hết cổ phiếu vào tháng 5 và thường sẽ mua lại vào tháng 11 trong năm. Lịch sử đã thống kê rằng, giao dịch theo chiến lược này sẽ thu lại được kết quả tốt hơn so với trường phái nắm giữ suốt cả năm. Theo ghi nhận từ Forbes, từ năm 1950 đến khoảng năm 2013, chỉ số công nghiệp Dow Jones chỉ tăng bình quân 0,3% trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 10, so với mức tăng bình quân 7,5% trong giai đoạn từ tháng 11 tới tháng 4.

Dự báo thị trường chứng khoán toàn cầu năm 2020

Thế giới gần như chắc chắn sẽ trải qua một năm tăng trưởng âm với mức độ nghiêm trọng của sự suy giảm tương đương hoặc hơn so với sự suy giảm trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 (-1,54%).

Dự báo thị trường toàn cầu khi đại dịch Covid-19 chưa qua, “Sell in May” đã tới - Ảnh 2

TTCK toàn cầu đã có sự phục hồi từ 17% - 30% so với điểm đáy nhờ kỳ vọng của các nhà đầu tư trước gói kích thích hỗ trợ kinh tế và triển vọng khống chế được dịch bệnh vào tháng 4, đầu tháng 5. Mức phục hồi của các thị trường tiêu biểu Mỹ, Đức, Nhật và Hàn Quốc lần lượt là 28%, 31%, 17% và 28%.

Trong thời gian tới, các thông tin vĩ mô xấu của Quý 2 bao gồm GDP sụt giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp cao, thương mại suy giảm sẽ liên tục được đưa ra, phần nào tác động tiêu cực lên thị trường

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán sẽ không kiểm định lại đáy cũ nếu tình hình kiểm soát dịch bệnh tiếp tục tiến triển tốt và các nền kinh tế mở cửa trở lại theo đúng như kế hoạch dự kiến và kỳ vọng của giới đầu tư.

Anh Hoàng Công Tuấn - đại diện Bộ phận nghiên cứu kinh tế MBS nhận định thị trường chứng khoán thế giới sẽ đan xen các nhịp điều chỉnh giảm từ nay tới cuối năm 2020 và mức độ gia tăng cũng sẽ không còn mạnh so với mức điểm hiện nay (dự kiến còn khoảng 7-10%) do kỳ vọng phục hồi Quý 3 và Quý 4 cũng đã phản ánh khá nhiều vào giá cổ phiếu.

Tin Cùng Chuyên Mục