Ngày pháp luật

Doanh nghiệp dệt may bị khách hàng nợ 1,8 tỷ USD

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Thông tin trên vừa được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay.

Theo ông Giang, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, trong quý I, II, và III/2020 có rất nhiều nhà nhập khẩu từ Mỹ, EU... đã gặp khó khăn, ngưng hoạt động, phá sản, điều này dẫn tới hậu quả là họ không thanh toán, hoặc có chính sách trả chậm tiền hàng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

“Tổng số tiền mà khách hàng còn nợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tính đến đầu tháng 10 là khoảng 1,8 tỷ USD”, ông Giang nói.

9 tháng đầu năm có hơn 3,6 triệu lao động ngành may bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
9 tháng đầu năm có hơn 3,6 triệu lao động ngành may bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Ngành dệt may Việt Nam đã trãi qua 9 tháng hoạt động với nhiều cung bậc.

Đầu tiên là giai đoạn khoảng quý I, toàn ngành đối mặt với thách thức lớn từ sự tắc nghẽn nguồn cung của các nhà sản xuất Trung Quốc và một số nước châu Á. Nhiều lô vải nguyên liệu phải bay đường vòng mới về đến Việt Nam.

Hai là ở quý II, hàng loạt đơn hàng bị hủy, sụt giảm, chủ yếu đến từ các sản phẩm chiến lược như veston, sơ mi, quần tây, đầm nữ…

Ba là sự sụt giảm giờ làm, mất việc đối với 3,6 triệu người lao động. Tình trạng này ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu, 9 tháng giảm khoảng 11%, còn 27 tỷ USD.

“Ngành may mặc còn gặp khó khăn đến hết năm sau do tình hình dịch bệnh dự báo vẫn chưa thể kiểm soát, các quốc gia phải giãn cách xã hội, thu nhập giảm, ảnh hưởng đến sức mua”, Chủ tịch Vitas nhận định.

Nhà nhập khẩu nợ đơn hàng lên tới 1,8 tỷ đô la khiến hàng triệu lao động ngành may gặp rất nhiều khó khăn. 
Nhà nhập khẩu nợ đơn hàng lên tới 1,8 tỷ đô la khiến hàng triệu lao động ngành may gặp rất nhiều khó khăn. 

Ngành may ở Bangladesh, Campuchia và Myanmar cũng bị nợ hơn 16 tỷ đô la

Trung tâm Quyền của Người lao động Toàn cầu (CGWR) và Hiệp hội Quyền của Người lao động (WRC) mới đây cũng công bố các nhà máy may mặc và các nhà cung cấp trên toàn thế giới mất ít nhất 16,2 tỷ USD doanh thu từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay.

Lý do là các thương hiệu thời trang hủy đơn đặt hàng hoặc từ chối thanh toán cho các đơn hàng quần áo mà họ đã đặt trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Điều này khiến các nhà cung cấp ở các nước như Bangladesh, Campuchia và Myanmar không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm hoạt động hoặc đóng cửa hoàn toàn. Hàng triệu công nhân phải đối mặt với tình trạng giảm giờ làm và thất nghiệp.

Trong một thư ngỏ được công bố vào tháng 4 năm nay, Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Campuchia đã kêu gọi người mua tôn trọng các hợp đồng của họ để bảo vệ 750.000 công nhân đang phụ thuộc vào ngành công nghiệp may mặc.

Trong khi hàng triệu công nhân Bangladesh đã bị sa thải, họ cũng cho hay không được trả lương từ hai tháng trở lên.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục