Ngày pháp luật

Điểm sáng từ các doanh nghiệp xã hội đầu tư vào dự án nhà ở cho người thu nhập thấp

Phú Vinh

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt trầm trọng về nơi ăn chốn ở ổn định cho người vô gia cư, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang đẩy mạnh việc phát triển những dự án nhà ở cho những nhóm người “yếu thế” trong xã hội.

Thực trạng về thiếu nhà ở xã hội cho người vô gia cư

Suốt những ngày qua, thông tin về lũ lụt miền trung tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng bào các tỉnh miền trung đang phải oằn mình chống chọi với thiên tai. Nhà cửa người dân ngập trong biển nước. Và đáng buồn hơn, việc mưa lũ, ngập kỷ lục đang ngày càng xảy ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn ở nhiều nơi trên thế giới. 

Trong 2 thập kỷ trở lại đây, Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng thiên tai lũ lụt lớn nhất. Diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn, trung bình mỗi năm cướp đi gần 500 mạng sống. Hàng năm, mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Mạnh nhất là tháng 9, sau đó là tháng 8 và tháng 10. Tổng số cơn bão của những tháng này chiếm đến 70% số cơn bão trong mùa. 

Tính đến tháng 10/2020, đã xảy ra gần 20 loại hình thiên tai, bao gồm: dông, lốc, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng, hạn hán. Đỉnh điểm là trận lũ lịch sử năm 2020, bắt đầu từ đêm 6/10, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh… Lượng mưa lớn đổ dồn khiến nước lũ dâng cao, ngập lụt trên diện rộng và chia cắt nhiều địa bàn.

Lũ lụt đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, gây tổn thất và thiệt hại toàn khu vực. Nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn khi tài sản, hoa màu, vật nuôi bị chìm trong biển nước; đau thương hơn là sự mất mát về con người. Chỉ riêng cơn bão lịch sử tháng 10/2020, lũ lụt đã khiến 43.000 hộ dân bị ảnh hưởng, 135.000 nhà bị ngập, 15.000 km đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng.

Về nông nghiệp, gần 6.000 con gia súc, 700.000 con gia cầm bị chết hoặc bị lũ cuốn trôi; gần 7.000 ha hoa màu bị hư hại. Còn số người tử nạn và mất tích do lũ lụt, sạt lở đất tại miền Trung đã lên tới 132 người.

Và câu hỏi đặt ra là: Người dân phải sống như thế nào sau những trận thiên tai khủng khiếp như vậy?

Mưa lũ nhấn chìm các tỉnh khu vực miền Trung những ngày qua  
Mưa lũ nhấn chìm các tỉnh khu vực miền Trung những ngày qua  

Tốc độ đô thị hóa nhanh tại các quốc gia đang phát triển dẫn tới nhiều mặt trái trong xã hội. Việc chất thải môi trường tăng cao, khai thác tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch, can thiệp thô bạo khiến tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Đặc biệt, nổi cộm lên là vấn đề về khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp ngày càng lớn. Dựa trên các báo cáo quốc gia, Yaleglobal ước tính không dưới 150 triệu người, khoảng 2% dân số thế giới, là người vô gia cư. Tuy nhiên, theo tính toán số lượng người thiếu “nhà ở đầy đủ” lên tới 1,6 tỷ người, chiếm hơn 20% dân số thế giới. 

Hiện một số quốc gia như Ấn Độ, Nigeria, Nam Phi… đang phải đối mặt với tình trạng người vô gia cư tăng mạnh, hàng triệu trẻ em buộc phải sống và làm việc trên đường phố. Không nằm ngoài vòng xoáy, vô gia cư cũng được ghi nhận là một “vấn nạn” ở Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, và Philippines dù các quốc gia này được xếp vào danh sách “đang giàu lên”.

Là một đất nước được xếp vào danh sách có tốc độ phát triển “thần kỳ”, tình trạng người vô gia cư tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP.HCM cũng đang là vấn đề “nóng” được các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội quan tâm. 

Điểm sáng mới từ sự vào cuộc quyết liệt của các doanh nghiệp xã hội

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt trầm trọng về nơi ăn chốn ở ổn định cho người vô gia cư, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang đẩy mạnh việc phát triển những dự án nhà ở cho những nhóm người “yếu thế” trong xã hội. Đây được xem như một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong việc phát triển đất nước. Đơn cử, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hongkong đã và đang cho thực hiện hàng các dự án nhà ở xã hội nhằm loại bỏ các khu ổ chuột. Những dự án này đều được ghi nhận đem lại lợi ích về mặt kinh tế cũng như xã hội.

Ngoài ra, rất nhiều tổ chức từ thiện, phi chính phủ trên thế giới nhận ra đây là vấn đề cấp thiết cần giải quyết để đem lại cuộc sống tốt hơn cho những người vô gia cư trên toàn thế giới. Tiêu biểu phải kể đến World Housing, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, hoạt động với tôn chỉ đem đến mái ấm an toàn cho những người kém may mắn sống trong các khu ổ chuột trên khắp thế giới. Hay tổ chức Habitat hoạt động tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đã hỗ trợ hàng triệu người có nơi ở đầy đủ kể từ năm 1983.

Tổ chức World Housing Organization gây quỹ xây nhà cho người vô gia cư 
Tổ chức World Housing Organization gây quỹ xây nhà cho người vô gia cư 

Không chỉ chính phủ các nước, tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài cuộc chiến nhân văn này. Đơn cử như PLZ, một công ty xã hội có phạm vi hoạt động trên toàn cầu, là cầu nối kết nối các đối tác từ thiện với người vô gia cư giúp họ có nơi ăn, chốn ở tốt hơn và an toàn hơn trên toàn thế giới. 

Tôn chỉ của PLZ là cung cấp hàng triệu căn nhà giá rẻ cho những người “yếu thế” với tầm giá thấp nhất có thể thông qua các dự án nhà ở xã hội đúng nghĩa. Tầm nhìn xa hơn, PLZ muốn chung tay cùng các cơ quan chức năng giải quyết bài toán nhà ở xã hội cho người “yếu thế”, mang đến một môi trường sống tốt, văn minh và an toàn cho toàn xã hội.

Cơ hội đầu tư mang tên “Hạnh phúc là sẻ chia’’

Đại diện của PLZ là doanh nhân, triệu phú người Nga Dima. Với uy tín của một công ty toàn cầu, PLZ đem đến cơ hội kép cho các nhà đầu tư, những người muốn dòng tiền của mình sinh lời một cách có ý nghĩa. 

Cơ hội đầu tư “Hạnh phúc là sẻ chia” của PLZ mang đến giải pháp toàn diện cho nguồn vốn của các nhà đầu tư. Bản chất của dự án là chia sẻ sự đóng góp từ các dòng tiền đầu tư đến với cộng đồng, hướng tới đối tượng chủ yếu là những người vô gia cư, người “yếu thế” trong xã hội.

Dự án “Vì người vô gia cư và người yếu thế luôn có nơi ăn chốn ở” của PLZ ra đời với mục tiêu xã hội được đặt lên hàng đầu
Dự án “Vì người vô gia cư và người yếu thế luôn có nơi ăn chốn ở” của PLZ ra đời với mục tiêu xã hội được đặt lên hàng đầu

Thay vì “tối đa” hóa lợi nhuận, phương châm của PLZ là “tối ưu” hóa lợi nhuận. Trong đó, mục tiêu vì xã hội được đặt lên hàng đầu, đem đến cho người vô gia cư, người thiếu “nhà ở đầy đủ” có cuộc sống chất lượng và an toàn hơn. Lợi nhuận thu được từ kinh doanh sử dụng để tái đầu tư tiếp tục phục vụ cộng đồng và chia sẻ đều cho nhà đầu tư cùng những người “yếu thế”.

Là người đầu tư ai cũng mong muốn nguồn vốn của mình sinh lời, nhưng sinh lời một cách có ý nghĩa cùng PLZ thì chắc chắn càng đáng đầu tư hơn.

Tin Cùng Chuyên Mục