Ngày pháp luật

Đầu tư mạo hiểm đã gây ra vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất Mỹ trong 15 năm như thế nào?

Ngọc Diệp

Canh bạc đầu tư trái phiếu dài hạn đảm bảo bằng tiền gửi ngắn hạn đã khiến cho ngân hàng SVB phải “trả giá đắt”.

Trong một sự kiện cấp cao vào tuần trước tại Los Angeles – Mỹ, ông Greg Becker, ngồi trong một chiếc ghế bành đỏ, chân vắt chéo và tay khua khoắng trong không khí.

“Chúng tôi tự hào về việc chúng tôi là đối tác tài chính mạnh nhất trong cả những thời kỳ khó khăn nhất”, CEO của SVB Greg Becker tuyên bố. Một ngày sau đó, ngân hàng SVB của ông được vinh danh “Ngân hàng của năm” tại sự kiện tổ chức ở London- Anh.

Chỉ một tuần sau đó, mọi chuyện đã thay đổi.

Ngân hàng SVB sụp đổ và phải chịu sự kiểm soát của Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC) vào ngày thứ Sáu sau 44 tiếng đầy xáo trộn, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành công nghệ đua nhau rút tiền khỏi ngân hàng này. Tuy nhiên thực ra, số phận của SVB đã được định đoạt từ nhiều năm trước, trong thời kỳ tài chính được bơm ngập nước Mỹ khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

Các doanh nghiệp được trợ lực bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm Mỹ huy động được ước tính 330 tỷ USD trong năm 2021, gần gấp đôi ngưỡng kỷ lục của 1 năm trước.

Ở thời điểm đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất ở ngưỡng thấp chưa từng thấy. Thậm chí, Fed từng đưa ra cam kết chắc chắn về việc sẽ giữ lãi suất ở ngưỡng siêu thấp như vậy cho đến khi lạm phát được kiềm chế ở ngưỡng trên 2%, kết quả mà chưa từng có ai dự báo trước đó.

SVB đã nhận hàng chục tỷ USD tiền gửi từ các khách hàng là quỹ đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp khởi nghiệp, sau đó, với kỳ vọng lãi suất sẽ vẫn duy trì ở ngưỡng siêu thấp, đã đầu tư vào trái phiếu dài hạn.

Khi làm như vậy, SVB đã tự đẩy họ vào một cái bẫy.

Ông Becker và nhiều nhà quản lý cấp cao của ngân hàng trụ sở tại Santa Clara lớn thứ 2 tại Mỹ này, sẽ phải chật vật mà không thể trả lời được câu hỏi tại sao họ không thể bảo vệ được nagan hàng khỏi làn sóng rút tiền tiết kiệm của nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như các đợt nâng lãi suất của Fed.

Hiện vẫn đang có quá nhiều câu hỏi xung quanh việc SVB đã rơi vào trạng thái tồi tệ này như thế nào trong những tháng gần đây, và liệu SVB có sai lầm hay không khi cố gắng phong tỏa ước tính 2,25 tỷ USD trước khi chính thức công bố thua lỗ ra công chúng và khiến cho khách hàng của SVB sợ hãi.

Từ đầu thập niên 1980 cho đến nay, nhiều thập kỷ lãi suất thấp đã khiến cho nhiều thành viên thị trường tin rằng lợi suất trái phiếu có thể cao mà không gây xáo trộn nền kinh tế. Hiện tại, người tiêu dùng Mỹ tạm thời vẫn ổn, số lượng việc làm nhiều.

Nhiều ngân hàng, đặc biệt nhóm các ngân hàng nhỏ hiện đang dưới tầm rà soát của Fed, hiện đang bị coi như những liên kết yếu nhất. SVB có thể coi như ví dụ điển hình nhất cho việc phố Wall đã bị mù quáng như thế nào bởi những diễn biến của kinh tế toàn cầu sau cú sốc COVID-19.

SVB là một ngân hàng Mỹ chuyên làm việc với các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm. Năm 2021, khi nguồn cung “tiền rẻ” từ chính sách bơm tiền của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quá dồi dào, ngân hàng SVB đã nhận được rất nhiều tiền gửi từ các doanh nghiệp khởi nghiệp, con số này tăng từ mức 60 tỷ USD vào năm 2020 cho đến hơn 190 tỷ USD vào đầu năm 2022, mức tăng trưởng tiền gửi được đánh giá ở ngưỡng thần kỳ.

Ngân hàng SVB sau đó đã mang một phần tiền gửi đi mua trái phiếu, trong đó có khá nhiều trái phiếu dài hạn, nhưng lại đảm bảo cho những trái phiếu dài hạn đó bằng tiền gửi ngắn hạn, loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào. Nếu khách hàng rút tiền ra thì ngân hàng sẽ phải bán trái phiếu. Và lãi suất trái phiếu tăng, ngân hàng sẽ bị buộc phải bán trái phiếu lỗ.

Trong bối cảnh này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất với tốc độ nhanh chưa từng có dù trên thực tế mức lãi suất đồng USD như hiện tại cũng chỉ ngang với thời điểm năm 2011-2012. Fed tăng lãi suất quá nhanh, lượng trái phiếu mà SVB đang cầm bắt đầu lỗ nặng. Những khó khăn mà SVB phải đối mặt trở nên tồi tệ hơn khi mà trong năm ngoái các doanh nghiệp mạo hiểm hoặc các quỹ đầu tư không huy động được nhiều tiền và sang đến năm nay bắt đầu cạn tiền, phải rút bớt tiền ra phục vụ cho mục đích riêng. Lượng tiền gửi của SVB nắm giữ ước tính khoảng 200 tỷ USD bắt đầu bị hao hụt nhanh chóng.

Nhằm gấp rút giải quyết vấn đề, SVB phải bán trái phiếu và chấp nhận lỗ gần 2 tỷ USD, cần huy động thêm 2,5 tỷ USD vốn cổ phần để bù lỗ vào ngày thứ Tư tuần này (ngày 8/3/2023). Đến ngày 10/3, tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) công bố ngừng hỗ trợ cho SVB, SVB chính thức sụp đổ. Khách hàng của SVB rút ra ước tính 42 tỷ USD tiền gửi tính đến cuối ngày thứ Năm, theo hồ sơ của giới chức California.

Tin Cùng Chuyên Mục