Ngày pháp luật

Đại gia điện và bất động sản đề xuất chuyển đất rừng để làm dự án điện gió là ai?

Quỳnh Chi

Vietracimex được biết đến với loạt dự án thuỷ điện, bất động sản ở nhiều tỉnh, thành.

Cuối tháng 4, Công ty cổ phần Năng lượng Hoà Thắng, thành viên của Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Xây dựng (Vietracimex), cho biết ý định chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên và rừng phòng hộ để thực hiện dự án nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 tại Bình Thuận với công suất 100MW.

Tuy nhiên, trong văn bản nêu ý kiến vừa ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng dự án này chưa đủ điều kiện xem xét, thẩm định trình Thủ tướng việc chuyển mục đích sử dụng rừng. Lý do được đề cập đến là cơ quan quản lý lo ngại vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời, báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng rừng gửi kèm hồ sơ chưa đáp ứng được nội dung theo yêu cầu. 

Công ty Năng lượng Hòa Thắng và mối quan hệ với Vietracimex

Công ty cổ phần Năng Lượng Hoà Thắng được thành lập vào tháng 2/2018, với vốn điều lệ ban đầu 850 tỷ đồng, trong đó Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Xây dựng, tên gọi cũ là Tổng Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng (Vietracimex) góp 816 tỷ đồng, tương đương 96% vốn. Phần còn lại được sở hữu bởi hai pháp nhân khác cũng là thành viên của Vietracimex gồm Công ty cổ phần Nhật Thăng VNT 6 (nắm 2%) và Công ty cổ phần Điện Vietracimex Lào Cai (nắm 2%).

Theo thông tin cập nhật mới nhất ngày 11/11/2020, Hòa Thắng đã tăng vốn điều lệ lên 1.034 tỷ đồng. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Dương Văn Liêm, sinh năm 1990. Tuy nhiên, sau nhiều lần tăng vốn điều lệ và tổng tài sản, công ty vẫn chưa phát sinh doanh thu và lợi nhuận. 

Đại gia điện và bất động sản đề xuất chuyển đất rừng để làm dự án điện gió là ai? - Ảnh 1

Tuy nhiên, ngoài Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Vietracimex cũng là một trong những đại gia từng vướng không ít lùm xùm trong lĩnh vực năng lượng và bất động sản. 

Đại gia thuỷ điện và bất động sản đẩy mạnh đầu tư năng lượng

Vietracimex tiền thân là Nhà máy Vật liệu Hà Nội, được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục Cung cấp Vật tư, Bộ Giao thông Vận tải.

Công ty này dần mở rộng quy mô sau nhiều lần sáp nhập với một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Tới năm 2014, Vietracimex chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với quy mô vốn điều lệ đăng ký hơn 5.510 tỷ đồng. Đến tháng 8/2018, sau khi SCIC thoái vốn, cơ cấu cổ đông của Vietracimex bao gồm: ông Võ Nhật Thăng (nắm giữ 99,988% vốn điều lệ), ông Vũ Đức Toàn (nắm giữ 0,011% vốn điều lệ) và bà Vũ Thị Mai Loan (nắm giữ 0,001% vốn điều lệ).

Cập nhật đến ngày 21/7/2020, Vietracimex có vốn điều lệ hơn 8.510 tỷ đồng. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Võ Nhật Thăng (Sinh năm 1959).

Đến cuối năm 2019, Viettracimex có tổng tài sản hơn 19.200 tỷ đồng, sở hữu 15 công ty thành viên, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là bất động sản, sản xuất công nghiệp, năng lượng và thương mại dịch vụ.

Trong đó, 3 công ty con mang tên ông Thăng gồm: Công ty cổ phần Nhật Thăng VNT6, Công ty cổ phần Nhật Thăng VNT7, Công ty cổ phần Nhật Thăng VNT10. Ngoài ra, hệ sinh thái Vietracimex còn một loạt công ty khác như Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng điện Long Hội (chủ đầu tư dự án thủy điện Đạ Dâng, tỉnh Lâm Đồng); Công ty cổ phần Bột giấy VNT19 (sở hữu nhà máy bột giấy VNT19 tại Quảng Ngãi); Công ty cổ phần Trung Đức; Công ty cổ phần Vietracimex Hà Giang (chủ đầu tư dự án Thủy điện

Vietracimex được nhắc đến là một trong những tay chơi lớn với mảng thủy điện. Công ty này sở hữu một loạt dự án thuỷ điện như Nhà máy Thủy điện Tà Thàng tại Lào Cai, Nhà máy Thủy điện Bắc Mê tại Hà Giang và Nhà máy thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo tại Lâm Đồng. Tổng quy mô ba dự án này đạt 129MW với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Vietracimex còn đang triển khai hai dự án quy mô lớn tại Kỳ Sơn, Nghệ An là thủy điện Nậm Mô 1 với công suất 90 MW, tổng vốn đầu tư 4.128 tỷ đồng và Mỹ Lý 1 với công suất 180 MW, tổng vốn đầu tư 7.824 tỷ đồng.

Những năm gần đây, Vietracimex còn được biết đến là một tay chơi đình đám trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam khi liên tục đổ vốn vào các dự án lớn.

Ngày 11/11, Vietracimex và China Energy Gezhouba Group (CGGC) ký kết hợp đồng EPC nhằm triển khai dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1A, 1B, 1C, 1D. Theo giới thiệu trên website của Vietracimex, dự án này là trọng điểm trong những năm tới, với tổng công suất 350MW, quy mô đầu tư trên 10.000 tỷ đồng, được xây dựng tại ấp Thuận Thành, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Công ty này còn là chủ đầu tư của một loạt dự án năng lượng tái tạo khác như: Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1A (công suất 150 MW, tổng mức đầu tư 4.198 tỉ đồng); Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B (công suất 100 MW, tổng mức đầu tư 2.832 tỉ đồng). Cả 2 dự án này đều đã hòa lưới điện quốc gia từ tháng 6/2019.

Trong lĩnh vực bất động sản, Vietracimex đang sở hữu một loạt dự án quy mô lên tới hàng nghìn tỷ đồng, như dự án Hinode City tại số 201 Minh Khai (quy mô 2,8ha, tổng mức đầu tư 5.182 tỷ đồng), dự án Hinode Garden City (tên cũ là dự án Kim Chung - Di Trạch) tại xã Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội (quy mô 146,8ha, tổng mức đầu tư 26.000 tỷ đồng), dự án bất động sản nghỉ dưỡng Sunrise VNT Phú Quốc (quy mô 44,46ha, tổng mức đầu tư 2.990 tỷ đồng).

Tin Cùng Chuyên Mục