Ngày pháp luật

Cuộc đua lớn chưa từng thấy của 9 hãng hàng không Việt Nam: 5 cũ 4 mới cạnh tranh gắt cả bầu trời lẫn mặt đất

phan1

 

phan1mobile

 

img1web

 

Hàng loạt hãng bay cất cánh và đang chờ bay khiến thị trường hàng không trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hiện tại thị trường hàng không Việt Nam hiện có sự tham gia khai thác thị phần của 5 hãng hàng không nội địa và hơn 70 hãng hàng không nước ngoài đến từ 24 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới. 

img1mobile

 

Trong tương lai sắp tới sẽ có thêm sự xuất hiện của 4 “ông lớn” Cánh Diều (Kite Air), Vietravel Airlines, Vinpearl Air và Vietstar Airlines.

subweb1

 

submobile1

 

percentchart

 

Đến hết tháng 9/2019, đội tàu bay cánh bằng của các hãng hàng không nội địa đạt 200 chiếc, tăng gần gấp 2 lần so với thời điểm tháng 8/2014 (102 chiếc). Trong đó, Vietnam Airlines (bao gồm Vasco) có 98 tàu bay, Jetstar có 18 tàu, Vietjet 70 tàu và Bamboo Airways 10 tàu.

img3

 

Các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác thường lệ 138 đường bay quốc tế và 50 đường bay nội địa. Trong đó, Vietnam Airlines bay 60 đường quốc tế, 33 đường nội địa, Jetstar bay 13 đường quốc tế, 23 đường nội địa. Vietjet đang khai thác 96 đường bay quốc tế, 35 đường bay nội địa. Vasco khai thác 9 đường bay nội địa. Bamboo Airways đang khai thác 22 đường bay nội địa, hiện chưa có đường bay quốc tế, tuy nhiên hãng thông báo từ ngày 17/10 sẽ khai thác đường bay Đà Nẵng – Seoul (Hàn Quốc) và từ quý I/2020 bắt đầu khai thác đường bay Hà Nội - CH Séc.

subweb2

 

submobile2

 

img2web

 

Trước hết là khó khăn chung về cơ sở hạ tầng và giải quyết bài toán con người, hay cụ thể là tình trạng thiếu hụt phi công của nền công nghiệp hàng không. Theo số liệu từ Boeing, toàn thế giới sẽ cần thêm 650.000 phi công mới trong vòng 20 năm tới, trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có nhu cầu 244.000 người. 

Trên thực tế ở Việt Nam, khi Bamboo Airways chỉ vừa chính thức cất cánh, những mâu thuẫn về tuyển dụng phi công đã lập tức nảy sinh. Bài toán này sẽ càng phức tạp hơn khi 4 hãng bay mới đang rục rịch chuẩn bị tranh giành thị trường. Tuy nhiên nhiều tập đoàn đã lên kế hoạch đào tạo riêng và nói sẽ không thu hút nhân sự từ các hãng cũ.

Cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề gây đau đầu bậc nhất đối với cơ quan chức năng. Khi đến 9 hãng cùng cạnh tranh trong tương lai tới, các sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất lại càng quá tải hơn. Nhiều hành khách thường bay công tác cũng lắc đầu ngao ngán, than trời khi biết sẽ có đến 9 hãng cùng khai thác, lo ngại tình trạng đông đúc tắc nghẽn, trễ chuyến thường xuyên. Mới đây, Tân Sơn Nhất đã lọt top 10 sân bay thường “delay” nhất thế giới.

chartweb

 

chartmobile

 

Có thể nói, tình trạng ban ngày “tắc" trên trời, ban đêm tranh nhau chỗ đỗ là không thể tránh khỏi. Sự tăng trưởng nhanh gây áp lực lên hạ tầng không chỉ với nhà ga mà cả đường băng, sân đỗ, đường lăn. Song, dưới áp lực cạnh tranh và phát triển, các hãng hàng không vẫn thi nhau đưa ra kế hoạch tăng số lượng máy bay.

Tạm gác lại khó khăn chung của toàn ngành, mỗi hãng bay hiện giờ đã cảm thấy sức nóng từ cuộc đua tranh cam go chưa từng thấy. Hiện tại, sự hiện diện của 5 hãng bay đã khiến miếng bánh thị phần phải chia lại.

quotemobile1

 

quoteweb1

 

Hai ông lớn Vietnam Airlines và Vietjet chiếm tới khoảng 80% (trên tổng 100%) thị trường nội địa nhưng đang “nhường bớt” cho Bamboo Airways. Nhân tố mới này được báo cáo nắm giữ 5% thị phần sau khi vận hành được 9 tháng, tuy nhiên nguồn tin của hãng nói đã có trong tay đến 10%.

Dù con số thực tế là bao nhiêu, rõ ràng Vietnam Airlines, Jetstar và Vietjet đang có những chiến lược mới để vừa phản đòn, giữ chân hành khách trong nước (ví dụ như cho đặt vé Tết sớm, hạ mức giá vé Tết, “o bế” các đại lý...) vừa tìm kiếm cơ hội vươn ra bầu trời quốc tế.

Ngược lại, Bamboo Airways đang định hình là hãng hybrid - lai giữa hãng hàng không truyền thống với giá rẻ. Tuy nhiên, việc tiếp tục thu hút hành khách sẽ không “ngon ăn” hoàn toàn khi đội tàu bay, tuyến bay của hãng còn hạn chế.

img4

 

Là hãng bay mới, Tre Việt còn phải chấp nhận khai thác những slot còn trống hoặc phải khai thác ở thị trường mới. Trong lúc đó, nếu các sân bay tăng năng lực thì sẽ có slot tăng thêm chứ không thể chen chân vào đẩy slot của các hãng cũ đi được.

cuctruongcuchangkhong_m

 

cuctruongcuchangkhong

 

subweb3

 

submobile3

 

quoteweb2

 

Đầu tiên hãy quan sát nhân tố mới vừa vận hành được hơn 9 tháng nay. Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways, cho biết tới đây sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động 100 triệu USD mở rộng đội bay với mục tiêu giành lấy 30% thị phần nội địa.

Bamboo Airways một mặt vừa tung ra giá vé rẻ cho những hành khách muốn bay nhưng tài chính không quá xông xênh, đồng thời lại sẵn sàng đầu tư mạnh cho hạng thương gia. Đây không phải là điều khó hiểu khi ngay từ đầu, họ đã xác định cung cấp dịch vụ “hướng tới tiêu chuẩn 5 sao”.

quotemobile2

 

Đặc biệt, với chiến lược kết nối các điểm đến du lịch do chính chủ đầu tư Bamboo thực hiện, hãng Tre Việt đã thu hút nhiều khách hàng của đối thủ. Ngoài ra, đại diện của hãng cho biết Cộng hòa Séc nói riêng và các nước châu Âu nói chung sẽ là thị trường trọng điểm mà họ dự kiến đẩy mạnh khai thác.

quoteweb3a

 

Trước sự tấn công mạnh mẽ của Bamboo Airways và sắp tới là thêm 4 hãng bay khác, nữ tỷ phú Phương Thảo - CEO Vietjet - cho biết đây là điều tích cực vì giúp cạnh tranh tốt hơn, nhiều người được đi máy bay hơn. 

VietJet sẵn sàng chấp nhận cuộc chơi và tự tin với vị thế của mình trên thị trường. Tuy vậy cũng có thể nhìn thấy tính toán của hãng khi bắt đầu tìm kiếm nguồn thu ngoài thị trường nội địa, đang mở đến 96 đường bay quốc tế.

Cuối tháng 9 vừa qua, tỷ phú Phương Thảo cũng đón nhận tin vui được Forbes tôn vinh trong danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2019. Forbes viết, nữ tỷ phú dường như đang dự định làm nên lịch sử một lần nữa khi quyết tâm đưa Vietjet trở thành hãng máy bay quốc tế đầu tiên đến từ Việt Nam. 

quotemobile3

 

Trong khi đó, ông Dương Trí Thành, CEO Vietnam Airlines, cũng cho hay định hướng phát triển của hãng là sẽ tập trung vào hàng không truyền thống phục vụ đầy đủ các dịch vụ và hàng không giá rẻ, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh.

subweb4

 

submobile4

 

Bên cạnh nỗi lo về sân bay quá tải, đông đúc tắc nghẽn thì dễ thấy rằng, các hãng bay càng cạnh tranh, người tiêu dùng càng có nhiều phần lợi. Hiện tại theo các đại lý vé máy bay, nhờ có thêm hãng hàng không mới nên các chặng cao điểm từ TP.HCM đi Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Đồng Hới, Quy Nhơn không lo thiếu vé, thậm chí một số hãng sẽ phải giảm mạnh theo nhu cầu thị trường.

img5

 

Nói về viễn cảnh sắp tới của ngành hàng không, ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - cho biết cụ thể rằng: Hàng không Việt Nam tăng trưởng rất cao, 10 năm qua mức tăng trưởng luôn duy trì từ 15-17%, hiện dư địa để phát triển vẫn còn. 

thutruong

 

thutruong_m

 

Nhiều chuyên gia nhận định sắp tới sự cạnh tranh ngành hàng không sẽ còn gay gắt hơn. Tới đây sẽ có liên tiếp 4 hãng đi vào hoạt động với quy mô lớn, tiềm lực tài chính “khủng” và lại có thêm nền tảng hỗ trợ là hệ sinh thái du lịch riêng. Đơn cử như Vinpearl Air với các khu du lịch Vinpearl, Vietravel Air với hãng du lịch riêng Vietravel, Kite Air với các thị trường ngách, và cũng không quên nhắc lại rằng Bamboo Airways sẽ khai thác tiềm năng các khu du lịch FLC của mình mạnh hơn nữa.

Phần tiếp theo: 4 “ông lớn” hàng không sắp cất cánh trên bầu trời - khẳng định không theo trend, chấp nhận đốt tiền chịu lỗ giai đoạn đầu.