Tuy nhiên lịch sử đã chứng minh rằng, việc chuẩn bị cho tương lai cũng là điều vô cùng cần thiết. Trong quá khứ, những nhà lãnh đạo có tầm nhìn như Abraham Lincoln, Franklin D. Roosevelt, Winston Churchill và Nelson Mandela không chỉ đơn giản là tìm cách giải quyết các khó khăn trước mắt, mà họ còn nhìn xa hơn thực tại tăm tối. Họ đã chỉ đường dẫn lối cho nhân viên và doanh nghiệp của mình đến một tương lai tốt đẹp hơn, khi mà những thách thức hiện tại đã qua đi.
Trong cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu và có hệ thống như bây giờ, việc cần có tầm nhìn trở nên vô cùng cấp bách. Có lẽ là trong 1 đến 2 năm sắp tới đây, khi mà đại dịch đã qua đi, bạn có thể sẽ nhận ra rằng công việc kinh doanh của mình không còn vận hành như trước nữa.
Chính vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Để làm được việc này, bạn cần một tầm nhìn dài hạn cho 5 hoặc thậm chí là 10 năm tới. Điều này có vẻ sẽ hơi khó hình dung ngay lúc này, nhưng những hạt giống của thế hệ các doanh nghiệp lớn mạnh tiếp theo đã bắt đầu bén rễ rồi.
Hãy nhìn vào Apple như một ví dụ. 20 năm trước, Apple đã bắt đầu lên kế hoạch cho các sản phẩm iPod và iPhone, khi việc kinh doanh trong lĩnh vực máy vi tính của họ chịu không ít tác động từ cuộc “khủng hoảng chấm com” lúc bấy giờ.
Bạn chắc chắn sẽ không thể nào đoán trước được điều gì sẽ xảy đến trong tương lai. Nhưng bạn có thể phác thảo ra những gì bạn có thể và nên làm, lập ra một kế hoạch rõ ràng và rồi biến nó thành hành động. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn quá trình thực hiện nó như thế nào.
Dành thời gian hình dung về tương lai của bạn
Trong những tháng sắp tới đây, bạn nên dành khoảng 10-20% thời gian mỗi tuần để hình dung về việc bạn muốn tổ chức, doanh nghiệp của mình sẽ ở đâu khi cuộc khủng hoảng qua đi. Tất nhiên là chúng phải phù hợp với tầm nhìn dài hạn của bạn. Và chính những thành phần lãnh đạo chủ chốt của các tổ chức, doanh nghiệp như CEO, CFO, CSO… nên là những người trực tiếp thực hiện điều này.
Hãy là những nhà lãnh đạo có tầm nhìn... Ảnh: MASS Engines
Hãy đặt ra những câu hỏi về những thay đổi có thể có hoặc không về khách hàng, thị trường và môi trường hoạt động. Tập trung vào những gì khách hàng có thể sẽ muốn và làm thế nào bạn đáp ứng những nhu cầu mới mẻ đó; cũng như các sản phẩm, dịch vụ và khả năng tổng thể của doanh nghiệp bạn.
Xem xét liệu các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của bạn có thể đứng vững trước những thay đổi này hay không; có những thách thức cũng như cơ hội nào. Chỉ ra trong danh mục đầu tư các nhân tố nào đã không còn hiệu quả, hay cần phải bán hoặc đóng cửa địa điểm nào. Cũng đừng quên các cơ hội để đẩy nhanh phát triển các dịch vụ tăng trưởng mới.
Xây dựng chiến lược "ngược" - từ những gì bạn đã hình dung, hãy vẽ đường phát triển bắt đầu từ hôm nay
Khi đã xác định được những gì bạn mong muốn trong tương lai, hay các mục tiêu dài hạn, giờ là lúc bạn dựa vào đó để lên kế hoạch ngược lại. Lý do việc thiết kế đảo ngược từ tương lai đi về hiện tại: (1) nó cho phép bạn dễ dàng lên kế hoạch với những mục tiêu mong muốn trong tương lai mà không bị ràng buộc quá nhiều bởi các vấn đề của hiện tại; (2) nó buộc bạn phải suy nghĩ cụ thể về những gì bạn sẽ phải làm để đạt được những mục tiêu đó; (3) từ đó nó sẽ giúp bạn quyết định được đâu là những việc hay những khoản đầu tư nên được ưu tiên.
Sẵn sàng học hỏi và thay đổi
Với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường bạn đang làm việc, hãy đảm bảo việc thường xuyên đo lường, giám sát và xem xét tiến trình của bạn. Ban đầu, bạn sẽ chỉ làm việc với những giả định. Và khi bạn thực hiện chúng trong thực tế, bạn sẽ có thêm nhiều số liệu và kinh nghiệm để xem xét lại tính phù hợp của những giả định đó. Dựa trên những gì bạn học được, hãy điều chỉnh lại tầm nhìn cũng như chiến lược của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần một sự khiêm tốn nhất định. Vì rất có thể những điều bạn chắc chắn và cho là đúng, khi áp dụng vào thực tế lại không cho kết quả như mong đợi. Khi đó bạn cần phải có những điều chỉnh.
Tốc độ và sự nhạy bén là cũng chính là những chìa khóa quan trọng. Bạn phải học thật nhanh, không ngừng thay đổi và điều chỉnh. Làm như vậy sẽ cho bạn cơ hội xem xét và hoàn thiện hơn tầm nhìn của mình.
Tập trung đội ngũ của bạn quanh tầm nhìn đó
Nhân viên và các bên liên quan của bạn sẽ là những người có thể hy sinh lợi ích của mình cho những mục tiêu chung. Vì vậy bạn cần phải khiến họ tin vào quan điểm của bạn về một tương lai tốt đẹp mà tất cả mọi người có thể cùng nhau đạt được, thông qua tất cả những gì bạn đã làm như trên. Những chiến lược và nhiệm vụ phù hợp cho tương lai chắn chắn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thành công.
Và dẫn dắt doanh nghiệp của mình tiến lên phía trước. Ảnh: ExoB2B
Tóm lại, không nên đánh giá quá mức sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện tại. Mặc dù nhiều người đang phải vật lộn với những thách thức hiện hữu; và hầu hết chúng ta đều phải chấp nhận rằng mình như đang ở trong thời chiến vậy. Mặc dù bạn có thể sẽ cảm thấy mình không có đủ thời gian để hình thành nên tầm nhìn và xây dựng một chiến lược dựa trên tầm nhìn đó. Tuy nhiên, hãy tin rằng, những người lãnh đạo có tầm nhìn sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng này và giúp doanh nghiệp của mình trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn trước.