Từ tình yêu… sản phẩm hữu cơ
Tổng Giám đốc Công ty CP KDCB Nông sản Bảo Minh, bà Bùi Thị Hạnh Hiếu chia sẻ: “Tôi đến với nghề hiện tại như là một sứ mệnh và đây cũng là nghề truyền thống của gia đình (từ đời ông, đời cha, con và tiếp tục truyền tình yêu đấy đến đời cháu (tiếp theo con trai tôi sẽ kế nghiệp mẹ). Ngay từ đầu khởi nghiệp, Bảo Minh đã xác định rõ các giá trị của cây lúa phát triển tự nhiên với sự ưu đãi của mẹ thiên nhiên, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, chiến lược kèm theo sứ mệnh Kết nối tinh hoa lúa gạo Việt - Cung cấp tiện ích tới mọi nhà” và sứ mệnh xanh sạch hữu cơ ấy đã trải qua 3 thập kỷ.
Theo Tổng Giám đốc Hạnh Hiếu: Từ năm 1995, Công ty CP KDCB Nông sản Bảo Minh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, phân phối nông sản. Hiện tại, công ty đang liên kết với nhiều địa phương trong cả nước để xây dựng các vùng nguyên liệu hữu cơ phục vụ chế biến sâu và đưa sản phẩm ra thị trường. Ước tính, diện tích công ty đang liên kết với nông dân trong sản xuất lúa gạo khoảng 20.000 ha, trải dài trên địa bàn 20 tỉnh, thành phố. Riêng tại Hà Nội, Bảo Minh đang liên kết với nông dân ở các địa phương: Đồng Phú (huyện Chương Mỹ), Tam Hưng (huyện Thanh Oai) và Tuy Lai, (huyện Mỹ Đức) trong sản xuất, tiêu thụ lúa, quy mô mỗi huyện từ 50 ha đến hơn 100 ha.
Hiện, Bảo Minh đã phát triển được sản phẩm gạo ở 3 vùng trọng điểm: Tây Bắc với các bà con dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao Thái …; Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Các giống lúa bản địa quý được gìn giữ và phát triển ở nhiều phân khúc, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng. Dòng gạo cao cấp có gạo lứt huyết rồng, nếp Tú Lệ, tám Thái đỏ, nếp cái hoa vàng…; Gạo chất lượng cao có nếp nương Điện Biên, tám thơm Hải Hậu, tám thơm Thái Lan sữa...; Ngoài ra là nhóm sản phẩm thông dụng như xi dẻo Hà Bắc... Các sản phẩm đã được phân phối tại nhiều kênh: Siêu thị lớn, trung tâm thương mại, tạp hóa, siêu thị mini, nhà hàng, khách sạn, hệ thống phân phối Bảo Minh Mart và xuất khẩu.
Trong chiến lược bán hàng đa kênh Công ty cũng xây dựng kế hoạch cụ thể để luôn đảm bảo bao tiêu đầu ra cho bà con nông dân với mục tiêu người nông dân bớt nhọc nhằn có thu nhập kép từ cây lúa và cây hoa màu.
Tôn vinh hệ sinh thái nông nghiệp Việt!
Cũng theo CEO Hạnh Hiếu: Công ty hoạt động trong 5 lĩnh vực: lúa gạo Bảo Minh, công ty mứt hạt Thăng Long, Bảo Minh Mart, Bảo Minh Farm (các dòng rau sạch), Bảo Minh Industry cụm công nghiệp làng nghề bảo quản chế biến sau thu hoạch.
Ngoài lúa gạo là chủ lực, Bảo Minh còn phát triển chế biến các loại hạt, trà, mứt… đưa đặc sản vùng miền về Hà Nội phân phối. Hệ thống phân phối Bảo Minh Mart hiện có gần 100 mã hàng, trong đó có khoảng 40 mã do đơn vị tự sản xuất như gạo, bánh mứt, trà… Bảo Minh Thăng Long đặt mục tiêu thiết lập mạng lưới chuỗi giá trị nông nghiệp sạch từ đồng ruộng đến bàn ăn, nhằm cung cấp những bữa ăn an toàn cho người Việt. Đồng thời, tiếp tục bảo tồn, phát huy và kinh doanh các loại lúa gạo đặc sản vùng miền hạn chế sự mai một của các giống lúa quý và gia tăng nguồn thu cho bà con nông dân các tỉnh, thành trong cả nước…
… Đến liên kết cùng phát triển!
Là một người yêu, đam mê và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, chị Hạnh Hiếu (các báo đài hay gọi là CEO lội ruộng) không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, cho ra đời các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Không chỉ vậy, chị cũng luôn nỗ lực hết mình hỗ trợ người nông dân trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, góp phần mang đến cho nền nông nghiệp Việt Nam một khuôn mặt mới.
Hiện, Bảo Minh đã xây dựng được liên kết bền chặt 7 nhà: Nhà nước thông qua việc tạo điều kiện về vùng trồng; Nhà khoa học giúp cho giải pháp về phân bón, giống, cây trồng, kỹ thuật; Nhà tổ chức sản xuất là Bảo Minh; Nhà nông là các nông dân hợp tác xã trồng theo quy trình; Nhà bán lẻ; Nhà bank (ngân hàng) cung cấp vốn cho thu gom số lượng lớn phục vụ bán hàng đa kênh và nhà báo có vai trò đặc biệt trong truyền thông lan tỏa sản phẩm. Đặc biệt, Bảo Minh đã thành lập Hội đồng khoa học là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ, định hướng, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nông dân. Từng phần diện tích ruộng đồng của hộ dân trồng lúa trong chuỗi liên kết của Bảo Minh đều được mã hóa, có tem nhãn vùng trồng, giúp khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc của hạt gạo. Tất cả vùng trồng trong chuỗi liên kết của Bảo Minh đều có chuyên viên, cán bộ kỹ thuật giám sát, hỗ trợ bà con để bảo đảm chất lượng sản phẩm…
Mùa nào thức nấy, cứ có nông sản gì mới, Tổng Giám đốc Bùi Thị Hạnh Hiếu lại tìm cách hỗ trợ bà con nông dân tìm đầu ra, hay nghĩ ra các món mới phục vụ người tiêu dùng. Tết, Bảo Minh có đầy đủ bánh chưng, giò, mứt chanh dây, mứt vỏ bưởi, mứt gừng, đậu tương, hạt hướng dương Mông Cổ. Các giỏ quà xinh xinh, phù hợp túi tiền lại được chủ thương hiệu lên kế hoạch sản xuất. Và chắc chắn, mỗi cán bộ nhân viên công ty cũng sẽ có phần trong đó. Mỗi phần quà giá trị tuy không lớn nhưng gói ghém trong đó là tất cả tấm lòng và tình cảm của nữ giám đốc đầy vị tha, nhân hậu, tài giỏi của họ.
Các sản phẩm của thương hiệu Bảo Minh càng đa dạng, phong phú hơn bởi chủ thương hiệu luôn hướng về người nông dân. Tham gia rất nhiều lĩnh vực, vai trò: Uỷ viên Hiệp hội hữu cơ Việt Nam; Trưởng ban Truyền thông và Xúc tiến thương mại (Hội đồng Nông nghiệp Việt Nam); Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cố vấn khởi nghiệp cho sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên BCH Hiệp hội tiêu dùng Vacod. Nữ doanh nhân Bông Hồng Vàng tiêu biểu 2022; doanh nghiệp Việt Nam làm theo lời Bác, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì sự phát triển nông nghiệp nông dân, nông thôn trong thời kỳ đổi mới… Mong ước nông dân, nông thôn phát triển nên chị không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào để quảng bá, giới thiệu và hỗ trợ bán sản phẩm cho bà con. VD: Hỗ trợ bán trà cho bà con Lai Châu theo lời mời của Chủ tịch tỉnh doanh nghiệp tiềm năng đầu tư vào Lai Châu, triển khai tứ chấn gạo ngon Nhất Thanh nhì Lò tam Than, tứ Tấc, bao tiêu nhà phân phối độc quyền cho doanh nghiệp dược liệu Quảng Trị; Giò chả Ước Lễ (Hà Nội); Miến dong Hà Nội; Rươi, Cá kho Hải Dương; Gà đồi Yên Thế… Theo nữ doanh nhân: Đa số chủ doanh nghiệp kinh doanh nông sản, thực phẩm Việt Nam đều rất nhỏ lẻ, chủ cơ sở kinh doanh đều đã lớn tuổi nên rất khó cập nhật hệ thống quản trị mới. Bởi vậy, chị mong muốn thành lập một làng sản xuất tập trung như bên Trung Quốc, qua đó gom hết các nghệ nhân làng nghề sản xuất vào đó, mình đứng ra làm marketing, lo liệu, bao tiêu hết sản phẩm cho họ… Với mô hình quản trị này, chúng ta vừa thoát khỏi tình trạng sản xuất, kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ, vừa quản lý được đầu vào, đầu ra và chất lượng sản phẩm.
Là một người yêu, đam mê và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, chị Hạnh Hiếu luôn không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, cho ra đời các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng…