Ngày pháp luật

Cổ phiếu giảm sàn phiên đầu năm, Tổng giám đốc Sabeco lên tiếng về việc cưỡng chế thuế

Theo Tri Túc/Trí Thức Trẻ

Được biết, số tiền trên là tiền Thuế TTĐB được xác định trong quá trình thanh tra giai đoạn 2010-2014 và tiền phạt vi phạm hành chính về thuế với Sabeco.

"Trong khi chưa có kết luận của Thủ tướng Chính phủ và chưa có bất kỳ quyết định xử phạt hành chính với Sabeco, Sabeco không đồng ý việc cưỡng chế thi hành thuế của Cục thuế Tp.HCM và Sabeco buộc phải thực hiện các hành động pháp lý cần thiết ngay lập tức để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp", Tổng Giám đốc Sabeco, ông Neo Gim Siong Bennett khẳng định.

Ngay phiên giao dịch đầu tiên của năm mới 2/1/2019, cổ phiếu SAB đã có một khởi đầu không mấy khả quan. Với mức giảm gần 18.000 đồng, tương đương 7% thị giá, SAB nằm sàn và rơi xuống mức 248.800 đồng/cp.

Cổ phiếu giảm sàn phiên đầu năm, Tổng giám đốc Sabeco lên tiếng về việc cưỡng chế thuế - Ảnh 1

 

Nguyên nhân theo giới quan sát liên quan đến vấn đề cưỡng chế thuế ngày 28/12/2018, Công ty đã bị Cục Thuế Tp.HCM ban hành quyết định cưỡng chế thuế số tiền lên đến 3.140 tỷ đồng. Một số nguồn tin cho hay, ngày 1/1 ông Trần Ngọc Tâm - Cục trưởng Cục Thuế Tp.HCM - chia sẻ với báo giới rằng Cục Thuế vẫn chưa truy thu được số tiền này vì tài khoản Sabeco không còn tiền.

Ngay sau đó, Sabeco đã có công văn gửi đến UBCKNN và Sở GDCK trình bày nội dung xoay quanh vấn đề cưỡng chế truy thu thuế. Cụ thể, Sabeco cho biết ngày 28/12/2018 đã nhận được 5 quyết định của Cục Thuế Tp.HCM cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản Công ty. Cục Thuế Tp.HCM thông báo rằng đây là việc cưỡng chế liên quan đến số tiền phạt vi phạm hành chính về Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và số tiền chậm nộp.

Văn bản ghi nhận, "Quan điểm của Sabeco luôn rõ ràng và nhất quán từ năm 2015 khi mà Kiểm toán Nhà nước ban hành kết luận kiểm toán: (i) Sabeco không có bất kỳ hành vi sai phạm nào trong việc kê khai, tính và nộp thuế TTĐB, (ii) Sabeco đã luôn thực hiện đúng hướng dẫn bằng văn bản của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế và Cục thuế Tp.HCM trong những năm qua về vấn đề này. Hơn nữa, Sabeco cho biết đã tham vấn ý kiến đơn vị tư vấn pháp lý độc lập và thấy có căn cứ để cho rằng việc Cục thuế Tp.HCM thực hiện việc cưỡng chế nói trên là đã vi phạm pháp luật (cưỡng chế thi hành khi chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực pháp luật), mâu thuẫn với chính hướng dẫn bằng văn bản của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế và Cục thuế Tp.HCM về vấn đề này".

"Đặc biệt, sau khi Kiểm toán Nhà nước có kết luận kiểm toán trái với hướng dẫn trước đây (của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế và Cục thuế Tp.HCM), Sabeco đã gửi nhiều văn bản giải trình, kiến nghị đến Kiểm toán Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ về:

(i) việc tuân thủ pháp luật thuế của Sabeco theo đúng hướng dẫn của cơ quan Nhà nước;

(ii) các căn cứ pháp luật Sabeco thấy chưa được cân nhắc thỏa đáng khi kết luận kiểm toán;

(iii) mối quan ngại sâu sắc về việc lợi ích hợp pháp của Sabeco bị đe dọa do sự thiếu nhất quán trong quan điểm của các cơ quan Nhà nước.

"Trong khi chưa có kết luận của Thủ tướng Chính phủ và chưa có bất kỳ quyết định xử phạt hành chính với Sabeco, Sabeco không đồng ý việc cưỡng chế thi hành thuế của Cục thuế Tp.HCM và Sabeco buộc phải thực hiện các hành động pháp lý cần thiết ngay lập tức để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp", Tổng Giám đốc Sabeco, ông Neo Gim Siong Bennett khẳng định.

Được biết, số tiền trên là tiền Thuế TTĐB được xác định trong quá trình thanh tra giai đoạn 2010-2014 và tiền phạt vi phạm hành chính về thuế với Sabeco. Trong đó, số chậm nộp Thuế TTĐB giai đoạn 2007-2015 là hơn 2.645 tỷ đồng và tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 494 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản tiền truy thu này phát sinh từ trước thời điểm ThaiBev chi gần 5 tỷ USD để sở hữu 53,6% vốn vào cuối năm 2017.

Theo thông tin mới nhất, Chính phủ đã yêu cầu chưa cưỡng chế thuế với Sabeco.

Tin Cùng Chuyên Mục