Ngày pháp luật

CitiBank: Bitcoin đang ở "điểm nổ" và có thể trở thành đồng tiền được chọn cho thương mại toàn cầu

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Những đánh giá lạc quan được ngân hàng có trụ sở tại New York đưa ra khi một loạt các công ty như Tesla hay PayPal quan tâm đến nó và các ngân hàng trung ương thì muốn ra mắt tiền số của riêng mình.

"Có nhiều rủi ro và trở ngại cản trở sự phát triển của Bitcoin. Do đó, tương lai Bitcoin vẫn chưa chắc chắn. Tuy nhiên, những diễn biến trong thời gian tới có khả năng chứng minh số phận của đồng tiền này như một loại tiền tệ được chấp nhận chính thống hoặc sự bùng nổ của đầu cơ", CitiBank cho biết.

CitiBank: Bitcoin đang ở "điểm nổ" và có thể trở thành đồng tiền được chọn cho thương mại toàn cầu - Ảnh 1

Những tuyên bố của CitiBank đánh dấu một sự thay đổi trong giọng điệu của các tổ chức tài chính lớn về Bitcoin. Nhiều ngân hàng đã từng xa lánh các loại tài sản kỹ thuật số trong quá khứ bởi cho rằng nó không có giá trị trong khi những lời đồn thổi xung quanh nó giống với bong bóng hoa tuy lip vào thế kỷ 17.

Tuy nhiên, sự tăng giá mạnh mẽ của Bitcoin trong vài tháng qua đã buộc những tay chơi lớn ở phố Wall phải đánh giá lại tiền số. BNY Mellon, ngân hàng lâu đời nhất ở Mỹ, tháng trước cho biết học sẽ cung cấp dịch vụ lưu ký Bitcoin và các loại tiền số khác. Trong khi đó, JPMorgan cũng thông báo họ đang nhìn nhận Bitcoin với sự nghiêm túc.

Bitcoin và các loại tiền số khác thường phải chịu những biến động dữ dội. Chỉ hơn 1 tuần sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại là 58.000 USD, Bitcoin đã giảm hơn 10.000 USD. Tuy nhiên, giá của nó vẫn tăng hơn 60% trong năm 2021 và 460% trong 12 tháng qua.

Các nhà đầu tư tiền số cho biết đợt tăng giá mới nhất của Bitcoin không giống các chu kỳ trước đó, bao gồm cả năm 2017 khi giá đồng tiền số này tăng lên gần 20.000 USD trước khi giảm mạnh 80% vào năm sau. Sự tham gia ngày càng tăng của các nhà đầu tư tổ chức được dùng để lý giải cho niềm tin của những người ủng hộ.

Ban đầu, Bitcoin được tạo ra như một hệ thống thanh toán kỹ thuật số để loại bỏ các ngân hàng và trung gian tài chính khác. Bitcoin kể từ đó đã thu hút được các nhà đầu tư chính thống như một loại vàng kỹ thuật số, có thể hoạt động như một hầm trú ẩn chống lại lạm phát hoặc những biến động thị trường. Tuy nhiên, để trở thành tài sản được thừa nhận chính thống, Bitcoin cần vượt qua một số rào cản.

"Sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức đã khơi dậy niềm tin vào tiền số nhưng vẫn còn những vấn đề dai dẳng có thể hạn chế Bitcoin được áp dụng một cách rộng rãi. Với các nhà đầu tư tổ chức, chúng còn bao gồm những mối quan ngại về hiệu quả vốn, bảo hiểu, lưu ký, bảo mật và cân nhắc về những tác động môi trường từ việc khai thác Bitcoin", CitiBank cho hay.

Khai thác Bitcoin, quá trình đưa đồng tiền mới vào lưu thông đòi hỏi một lượng điện đáng kể. Những người được gọi là thợ mỏ sử dụng những máy tính cấu hình cao để giải các câu đố toán học phức tạp nhằm xác minh các giao dịch. Theo Digiconomist, mạng lưới Bitcoin tạo ra lượng khí thải ngang bằng cả nước New Zealand. Điều này khiến các nhà hoạt động môi trường lên tiếng cảnh báo.

Trên thực tế, Bitcoin vẫn tiếp tục là chủ đề của những tranh cãi, ngay cả trong hàng ngũ những tỷ phú giàu nhất thế giới. Một trong những tỷ phú USD ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Bitcoin là Elon Musk, người tuyên bố đã đầu tư 1,5 tỷ USD của Tesla vào đồng tiền này và đưa ra kế hoạch sử dụng Bitcoin trong các giao dịch.

Link bài gốc

Tin Cùng Chuyên Mục