Điều quan trọng là chính mình phải hạnh phúc và thành công thì mới gieo được hạnh phúc, thành công cho người khác. Mình có giàu có thì mới cho đi được… Bên cạnh đó phải lấy đạo đức làm nền tảng. Hiện tại tôi đã có tất cả những điều đó và tôi luôn cảm thấy rất hạnh phúc khi ở bên gia đình của mình!…
Thất bại là mẹ thành công!
Theo chia sẻ của nam doanh nhân, anh đam mê với kinh doanh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì đam mê kinh doanh nên anh đã “định vị” cho mình mục tiêu “Tuấn triệu đô” và luôn gắn mác “Tuấn triệu đô” trên mình. Tiềm thức ấy luôn thường trực và ám ảnh đến nỗi trong đầu anh luôn văng vẳng điệp khúc: “Triệu đô, triệu đô, triệu đô…!”. “Có thời điểm tôi mở công ty lấy tên là Sao Việt.
Thời bấy giờ có thể do tuổi trẻ còn bồng bột nên tôi đã đặt tên cho công ty hơi thái quá như vậy, nhưng nó cũng ngầm thể hiện ý nguyện muốn trở thành doanh nhân của tôi” - anh cho biết.ới gặp doanh nhân Phạm Hữu Tuấn lần đầu tiên nhưng tôi cảm thấy rất gần gũi và thiện cảm bởi sự giản dị, chân thực, khiêm tốn, cương trực toát ra từ con người anh. Là một doanh nhân thành đạt và có trong tay những thứ mà mọi người mơ ước nhưng vị doanh nhân trẻ tuổi Phạm Hữu Tuấn vẫn rất khiêm tốn khi nói về mình. Bên tách cà phê ấm nóng, trong một buổi sáng đầu Đông se lạnh của Hà Nội, anh đã kể cho tôi nghe về câu chuyện khởi nghiệp đầy gian nan và cũng rất nhiều cảm xúc của mình…
Cũng chính vì niềm đam mê bỏng cháy này nên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, Tuấn đã đến với kinh doanh. Sau những bước đi dò dẫm, anh cũng kiếm được những đồng tiền đầu tiên từ việc buôn bán máy tính cũ. Khi đó vì chưa có kinh nghiệm trong trường đời cũng như khả năng về quản trị doanh nghiệp và tài chính nên công ty của Tuấn bị phá sản vào cuối năm 2009…
Sau cú “vấp ngã” đầu đời, anh xác định phải làm lại và lần này phải tiến những bước thật vững chắc, chậm nhưng phải rất chắc để có những bước tiến thật nhanh sau này. Cũng trong lần thất bại đó, chàng trai trẻ nhận thấy mình còn thiếu rất nhiều yếu tố. Thiếu sót quan trọng nhất chính là nguồn vốn để phát triển kinh doanh. Trong khi đó để khắc phục điều này lại cực kỳ đơn giản: Đó là phải tạo ra thật nhiều đồng minh, nhiều người bạn để hỗ trợ mình lúc ban đầu. Còn sau này khi đã trở thành công ty mạnh rồi thì sẽ dựa vào nguồn vốn từ ngân hàng là chính.
Bên cạnh nguồn tài chính, theo nam doanh nhân: “Điều mỗi DN cần và phải có là kiến thức. Kiến thức quản trị vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Đó cũng chính là lý do giải thích vì sao các DN thường gặp khó khăn và phần lớn không vượt qua được khi khởi nghiệp”.
Trong quá trình tích lũy kiến thức chờ thời cơ, Tuấn làm đủ thứ nghề để sinh sống, tồn tại để vượt qua. Có thời điểm, anh được một công ty khai thác quặng ở Quảng Ninh thuê làm quản lý. Ngoài ra, anh còn lấn sân sang mảng kinh doanh ăn uống, thậm chí mở một nhà hàng khá lớn nhưng cũng bị đóng cửa, còn các khoản nợ thì ngày càng dày thêm…
Thất bại không ít lần nhưng bản lĩnh của chàng trai gốc miền Trung không cho phép Tuấn lùi bước. Không những đầy quyết tâm mà Phạm Hữu Tuấn luôn tự động viên mình phải nỗ lực và lạc quan nghĩ về tương lai, chờ đợi thời cơ vươn lên. “Tôi luôn nghĩ rằng: Thử thách càng nhiều thì thành công càng lớn. Gian nan, vất vả, nợ nần chồng chất nhưng tôi vẫn luôn lạc quan về một tương lai tươi sáng sẽ đến với mình…!” - nam doanh nhân chia sẻ.
Ý tưởng kinh doanh… để đời!
Theo người đứng đầu Công ty CP Goldway Quốc tế: “Để kinh doanh thành công, quan trọng nhất vẫn là tầm nhìn. Tầm nhìn sẽ quyết định tương lai. Muốn vậy phải có một tầm nhìn trước. Tầm nhìn đầu tiên mà chúng ta phải xác định là: Hiện tại chính là thời đại của cuộc chiến tranh tư duy. Chúng ta không thể lấy cái giỏi ra để chiến thắng được, bởi vì thế giới có rất nhiều người giỏi. Tầm nhìn hiện nay là đừng có khôn quá, nên đi về thế giới phẳng. Mà ưu tiên đầu tiên là nền kinh tế chia sẻ. Làm cái gì mà cứ chia sẻ cho anh em, đồng đội thì mọi người sẽ cùng đồng hành. Có như vậy chúng ta sẽ có cả một cộng đồng DN to lớn đứng cạnh, khi làm gì sẽ cùng hợp lực với nhau”.
Nhờ ý chí, nghị lực và xác định đúng mục tiêu, tầm nhìn, dưới sự dẫn dắt và “chèo lái” của thuyền trưởng Phạm Hữu Tuấn, Công ty CP Goldway Quốc tế đã xây dựng nên một nền tảng vững chắc từ nguồn vốn cho đến kiến thức quản trị DN, cùng với những mục tiêu cao, sẵn sàng chơi lớn.
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Goldway Quốc tế cho biết: Công ty xác định tập trung vào một số mũi nhọn, đặc biệt là về công nghệ. Nhưng để có được một thương hiệu ra thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới, Goldway sẽ lấy cà phê làm sản phẩm chiến lược.
Việt Nam tự hào là đất nước có vựa cà phê tốt nhất nhì thế giới, được kết tinh bởi trời và đất cho ra những hạt cà phê thơm ngon, chất lượng nhưng tại sao thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới lại là Starbucks mà không phải của Việt Nam?
TECH COFFEE - sự kết hợp hài hòa giữa Á và Âu
TECH COFFEE là lĩnh vực kinh doanh mới mà vị doanh nhân trẻ này theo đuổi với cam kết đưa thương hiệu cà phê Việt vươn tầm thế giới. Mục tiêu năm 2020 đạt số lượng 100 quán trên toàn quốc và có mặt trên thị trường quốc tế.
“Tầm nhìn năm 2030 là thương hiệu TECH COFFEE sẽ trở thành một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới. Để hoàn thiện mục tiêu này, chúng tôi dự định sẽ đưa ra thị trường một loại cà phê thơm ngon đặc biệt. Năm 2020 thương hiệu TECH COFFEE sẽ được đẩy mạnh phát triển ở các quốc gia đại diện cho các châu lục trên toàn thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Anh, Đức, Thụy Sỹ… ” - vị doanh nhân trẻ thổ lộ.
Anh cho hay: Sau điểm xuất phát đầu tiên là quán cà phê ở Thủ đô Hà Nội khai trương trong tháng 12/2019 tại Khách sạn JW Marriott với đại diện rất nhiều Việt kiều từ các nước hội tụ để sẵn sàng cho sự lan tỏa của TECH COFFEE ra thế giới.
Bùng nổ và phát triển!
Nói về những thành công trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty trong năm 2019, Phạm Hữu Tuấn cho biết, DN của anh vẫn đang trong giai đoạn khởi nghiệp cho nên thành quả chưa phải là nhiều, nhưng đó sẽ là nền tảng vững chắc để Goldway tiến vào tương lai. Ngoài ra, nền tảng trí tuệ của Công ty cũng đang được hình thành. Đó chính là công thức cơ bản để hình thành nên thương hiệu cà phê TECH COFFEE - một cái tên vô cùng thân thương, dễ nghe, dễ nhớ và dễ gần. Không chỉ vậy, slogan: “Thăng bằng cuộc sống” đến các mẫu thiết kế cũng rất ấn tượng và sang trọng, góp phần mang đến cho các khách hàng một cảm giác thân thiện, dễ gần, được nâng niu và trân trọng.
Doanh nhân Phạm Hữu Tuấn chia sẻ thêm: “Một khi nền tảng đã vững chắc thì việc phát triển thương hiệu là rất bình thường. Bởi lợi nhuận luôn đi sau nền tảng. Nếu không có nền tảng thì mọi thứ chỉ giống như xây lâu đài trên cát. Tôi rất tâm đắc với câu nói: “Nếu cho tôi 6 giờ chặt cây thì tôi sẽ dành ra 4 giờ để mài rìu”. Hiện tôi mới đang trong giai đoạn mài rìu, năm 2020 mới đến giai đoạn đánh trận…”.
Khi được hỏi về khả năng thành công của dự án đầy ý nghĩa, ấn tượng và “có một không hai” này, Chủ tịch Goldway khẳng định: “Tôi rất tự tin vào thành công của hoạt động này bởi nó là sự tự tin có cơ sở. Thứ nhất, về nguồn vốn tôi đã có. Thứ hai, tôi đã xây dựng cho mình một thương hiệu cà phê ngon. Thứ ba, đây là một thị trường rất tiềm năng. Mặt khác, bản thân tôi không bao giờ đi theo phân khúc đại trà mà đi vào phân khúc tầm cao”.
Hơn nữa cho yêu thương!
Đề cập đến vai trò, trách nhiệm xã hội của một DN, nam doanh nhân cho hay, anh luôn tâm niệm: “Một miếng khi đói bằng cả gói khi no”. Chính vì thế, như bao DN khác, Goldway luôn xem hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng là hoạt động thường niên của DN. Những chiếc xe đạp, từng bao gạo, gói mỳ tôm được trao đi, DN sẽ nhận lại vô vàn tình cảm và sự yêu thương. Đó cũng là hình thức để lan tỏa yêu thương một cách nhanh nhất ra cộng đồng, xã hội. Sở dĩ Chủ tịch Goldway luôn tâm đắc với khẩu hiệu “Hơn nữa cho yêu thương” vì yêu thương không bao giờ có giới hạn. Mỗi lần cho đi là mỗi lần hạnh phúc. Cách chúng ta hạnh phúc nhất là cho đi!
Đó cũng chính là ý nghĩa sâu xa của thương hiệu TECH COFFEE. Đằng sau thương hiệu mà Phạm Hữu Tuấn muốn phát triển ra thị trường thế giới chính là mong muốn “Thăng bằng cuộc sống”. Thực tế, người nông dân cứ được giá thì mất mùa, mà được mùa thì mất giá. Nếu như có hệ thống thương hiệu này trên thế giới, chúng ta sẽ đưa hàng nông sản Việt Nam ra quốc tế mạnh hơn để hàng Việt Nam được giá hơn!
Chia sẻ về kế hoạch thiện nguyện trong dịp Tết Nguyên đán này, anh cho hay: DN đã đề ra rất nhiều chương trình, kế hoạch và dự định sẽ tập trung hoạt động thiện nguyện vào các vùng quê nghèo, thậm chí là nghèo nhất nước, nơi có những người đang còn chưa có cái Tết, với mong muốn sẽ góp phần sưởi ấm họ bằng những món quà Tết thiết thực và đầy ý nghĩa nhân văn…
Cùng lúc “ôm” rất nhiều hoạt động, lĩnh vực cũng như rất bận rộn với công việc kinh doanh nhưng điều chúng ta dễ dàng nhận thấy là doanh nhân Phạm Hữu Tuấn luôn sánh đôi cùng “người bạn đời” trong bất cứ hoạt động, chương trình, sự kiện gì, anh rất tự hào và hạnh phúc về điều đó.
Chia sẻ với DN & PL về điều tuyệt vời này, anh dí dỏm: “Thứ nhất, âm dương phải hợp nhất và hài hòa thì mới phát triển được nên anh luôn muốn có bà xã ở cạnh bên. Thứ hai, các cụ vẫn thường nói: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, mà muốn có được chữ “Thuận” thì vợ chồng phải luôn đi cùng nhau. Bà xã cũng chính là cánh tay phải đắc lực của tôi. Cô ấy thông minh, tháo vát và đọc hiểu tư duy của tôi rất nhanh. Chúng tôi hợp nhau từ phong cách làm việc, khẩu vị ăn uống, cách báo đáp gia đình và xã hội đến những chuyến du lịch để tận hưởng cuộc sống. Tôi rất hạnh phúc và tự hào về bà xã của mình. Điều quan trọng nữa là chính mình phải hạnh phúc và thành công thì mới gieo được hạnh phúc, thành công cho người khác. Mình có giàu có thì mới cho đi được… Bên cạnh đó phải lấy đạo đức làm nền tảng. Hiện tại tôi đã có những điều đó và tôi luôn cảm thấy rất hạnh phúc khi ở bên gia đình của mình!”…
Một năm cũ đã khép lại, năm mới 2020 mở ra với bao khát khao, mong chờ và những ước nguyện bình an. Cầu mong và chúc cho những khát khao, những ý tưởng đầy nhân văn, ý nghĩa lớn lao mà Phạm Hữu Tuấn đang nỗ lực triển khai sẽ đạt kết quả cao nhất. Tôi tin nam doanh nhân sẽ làm được vì anh có thừa tự tin, bản lĩnh và cơ sở để có được điều đó.
"Một khi nền tảng đã vững chắc thì việc phát triển thương hiệu là rất bình thường. Bởi lợi nhuận luôn đi sau nền tảng. Nếu không có nền tảng thì mọi thứ chỉ giống như xây lâu đài trên cát. Tôi rất tâm đắc với câu nói: “Nếu cho tôi 6 giờ chặt cây thì tôi sẽ dành ra 4 giờ để mài rìu”. Hiện tôi mới đang trong giai đoạn mài rìu, năm 2020 mới đến giai đoạn “đánh trận”…”, doanh nhân Phạm Hữu Tuấn chia sẻ.