Có một điều đáng lưu ý, đó là theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định thì “không phải doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia thì tất cả sản phẩm của doanh nghiệp đó đều là Thương hiệu quốc gia”. Ví dụ như ở kỳ xét chọn này, Tân Hiệp Pháp chỉ có 2 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia đó là Trà thảo mộc Dr. Thanh và Trà xanh 0 độ.
Các thương hiệu đạt giải thưởng năm nay thuộc 16 ngành hàng: Cơ khí, máy móc, thiết bị; Dệt may - Da giầy; Điện - Điện tử - Công nghệ thông tin - Viễn thông; Đồ gỗ - Gốm sứ - Thủ công mỹ nghệ; Đồ trang sức - Kim hoàn - Đá quý; Dược phẩm - Hóa mỹ phẩm; Giấy - Văn phòng phẩm - Bao bì...
Theo Ban tổ chức, trong 88 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2016, có 23 doanh nghiệp 5 lần liên tiếp được vinh danh, trong đó có các tên tuổi lớn như: Việt Tiến; Sabeco; Hòa Bình; Vina coffe; Vietcombank; An Phước; Biti’s; VNPT; vàng SJC; Cao su vina; Nhựa bình minh...
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2003. Đây là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ). Bộ Công thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai.
Mời bạn đọc xem danh sách chi tiết doanh nghiệp có thương hiệu và sản phẩm dịch vụ đạt giải thưởng Thương hiệu quốc gia năm 2016: