Ngày pháp luật

Chi hàng tỷ USD thâu tóm, các tỷ phú Thái đã làm được gì tại Việt Nam?

Theo Quang Thắng/ Zing

Cùng đổ hàng tỷ USD vào thị trường Việt Nam, mỗi đại gia Thái Lan có chiến lược kinh doanh riêng và thu về những kết quả khác nhau.

So với doanh nghiệp ngoại khác, những đại gia đến từ Thái Lan đang thể hiện mình là “tay chơi” rất chịu chi khi rót hàng tỷ USD vào thị trường Việt Nam.

Họ cùng chọn chiến lược mua bán và sáp nhập, chi nhiều tiền để mua lại doanh nghiệp đầu ngành, lập tức sở hữu thương hiệu lớn, thị phần và hệ thống phân phối sản phẩm…

Ngoài gần 20% vốn nắm giữ tại Vinamilk, tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, ông chủ Thaibev còn chi tới gần 5 tỷ USD để mua lại 53,39% vốn tại Sabeco.

SCG từng chi hàng trăm triệu USD cho các thương vụ mua lại nhà máy xi măng, giấy và gạch ốp lát… Tập đoàn này cũng chính là công ty mẹ sở hữu 100% dự án lọc hóa dầu Long Sơn (vốn đầu tư 5,4 tỷ USD). 

Với Central Group, thuộc sở hữu của gia tộc tỷ phú Chirathivat, "khẩu vị" của tập đoàn này tập trung vào mảng bán lẻ với việc đứng sau Power Buy mua lại 49% vốn chuỗi điện máy Nguyễn Kim.

Ngoài ra, gia tộc này cũng là chủ sở hữu chuỗi siêu thị Big C Việt Nam sau khi chi 1,14 tỷ USD mua lại từ Tập đoàn Casino (Pháp).

Chi hàng tỷ USD thâu tóm, các tỷ phú Thái đã làm được gì tại Việt Nam? - Ảnh 1

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch SCG từng cam kết ngân sách cho hoạt động M&A riêng tại thị trường Việt lên tới 5-6 tỷ USD đến năm 2020. Ảnh: SCG. 

Mỗi đại gia một chiến lược

Tuy nhiên, sau khi hoàn tất việc mua lại, chiến lược mở rộng tại thị trường Việt Nam của các đại gia này lại rất khác nhau.

Thời điểm mua Công ty CP Vật liệu xây dựng Việt Nam - VCM, chủ sở hữu nhà máy xi măng Sông Gianh, SCG bị đặt nhiều câu hỏi về lý do mua lại 100% nhà máy này khi chủ trương trước đó của tập đoàn chủ yếu là hợp tác kinh doanh, gia công… Động thái mới đây của SCG đã lý giải vì sao tập đoàn này chịu chi ra tới 156 triệu USD cho thương vụ này.

Ông Nopporn Keeratibunharn, Tổng giám đốc Công ty SCG Xi măng - VLXD Việt Nam (thuộc SCG Thái Lan), tiết lộ trước tháng 3/2019, nhà máy này chỉ sản xuất xi măng thương hiệu Sông Gianh. Còn từ tháng 3 trở đi, nhà máy chuyển sang sản phẩm mang thương hiệu SCG.

SCG cũng đặt mục tiêu cụ thể với sản phẩm xi măng Thái tại thị trường Việt Nam là chiếm 50% thị phần phân khúc xi măng cao cấp.

Chiến lược này phần nào giống với việc Thế giới Di động áp dụng khi thâu tóm chuỗi điện máy Trần Anh. Tuyên bố sẽ giữ thương hiệu Trần Anh để vận hành và kinh doanh thương mại, nhưng chỉ chưa đầy một năm sau, Thế giới Di động đã “xóa sổ” Điện máy Trần Anh. Thay vào các điểm kinh doanh trước đó của Trần Anh là các cửa hàng Điện Máy Xanh của ông chủ mới.

Số phận thương hiệu Sabeco sau thương vụ tỷ phú Thái mua lại 53,39% vốn tại doanh nghiệp này với số tiền 5 tỷ USD cũng được đặt ra. Ông Bennett Neo, Tổng giám đốc Sabeco, cho biết “không ai bỏ ra 5 tỷ USD mua một thương hiệu rồi phá hủy nó”.

Thế nhưng, CEO Sabeco cũng chỉ rõ vấn đề nằm ở thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, "cũ và thiếu cá tính so với một số đối thủ". Dàn lãnh đạo mới đại diện tỷ phú Thái cho rằng sản phẩm phải được định vị, phân loại rõ ràng, khác biệt hơn. Sau hơn 1 năm mua lại và tiếp quản Sabeco, người Thái đang tập trung việc cơ cấu lại nhân sự và cải thiện hình ảnh thương hiệu.

Không chỉ cơ cấu lại Sabeco, người Thái thậm chí đã cử người vào điều hành tại Sá xị Chương Dương (công ty con của Sabeco) và cam kết sẽ khôi phục lại thương hiệu nước giải khát này.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2019 vừa qua, lãnh đạo Sabeco cũng khẳng định sẽ tăng mạnh chi phí marketing trong năm nay và nhấn mạnh vấn đề không phải là tăng bao nhiêu mà là đem lại hiệu quả thế nào.

Chi hàng tỷ USD thâu tóm, các tỷ phú Thái đã làm được gì tại Việt Nam? - Ảnh 2

 

Kết thúc quý I/2019, kết quả kinh doanh của Sabeco phản ánh rõ chiến lược của tỷ phú Thái.

Theo đó, trong danh mục chi phí bán hàng của Sabeco, chi phí quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ tăng mạnh hơn 50% so với cùng kỳ, đạt tới 345 tỷ đồng trong khi các khoản khác chỉ tăng nhẹ hoặc giảm.

Kết quả, Sabeco ghi nhận về 9.338 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 20% so với cùng kỳ, đây cũng là khoản doanh thu thuần quý I cao nhất từ trước đến nay.

Nhờ vậy, Sabeco thu về 1.290 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng 12%, biến quý I vừa qua trở thành quý I kinh doanh hiệu quả nhất trong lịch sử của doanh nghiệp.

Gia tộc tỷ phú Thái “hụt hơi” trong cuộc đua bán lẻ Việt

Mang theo tham vọng rất lớn khi đầu tư hàng tỷ USD vào thị trường bán lẻ Việt, nhưng Central Group lại đang có dấu hiệu “hụt hơi” trong cuộc đua tại Việt Nam.

Tháng 1/2015, Power Buy (công ty con của Central Group) đã mua 49% vốn Nguyễn Kim, chuỗi bán lẻ điện máy hàng đầu khi đó. Sau thương vụ, Nguyễn Kim tuyên bố sẽ mở ra 50 siêu thị điện máy trên cả nước vào cuối năm 2015.

Tuy nhiên, đến nay, số liệu trên website chính thức của chuỗi điện máy này cho biết công ty đang sở hữu 64 cửa hàng trên toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng rất chậm so với đối thủ Điện Máy Xanh, khi số lượng cửa hàng của Nguyễn Kim hiện chỉ chưa bằng số lẻ trong chuỗi cửa hàng của Thế giới Di động.

Chi hàng tỷ USD thâu tóm, các tỷ phú Thái đã làm được gì tại Việt Nam? - Ảnh 3

 

Cụ thể, xuất hiện từ năm 2010, đến đầu năm 2015, chuỗi điện máy này mới có 20 cửa hàng. Nhưng chỉ mất 4 năm sau, số lượng cửa hàng của chuỗi Điện Máy Xanh đã tăng gấp 39 lần.

Tính đến cuối quý I năm nay, Thế giới Di động đang có tới 774 cửa hàng điện máy trên cả nước, gấp 12 lần Nguyễn Kim.

Về thị phần, Nguyễn Kim chưa từng công bố thị phần cũng như doanh thu của mình, nhưng thống kê của Viện đại học châu Âu (EUI) từng cho biết thị phần của Nguyễn Kim năm 2010 là 27%.

Nhưng đến đầu năm 2019, Thế giới Di động dẫn số liệu của tổ chức nghiên cứu GFK cho biết, thị phần của Nguyễn Kim chỉ còn 12%, giảm hơn một nửa so với 6 năm trước.

Đối với thương vụ mua lại Zalora Việt Nam, công ty này từng thuộc sở hữu của Rocket Internet trước khi bị Central Group mua lại năm 2016. Một năm sau, Central Group “khai tử” Zalora và chuyển thành trang thương mại điện tử Robins.vn, đồng nhất với thương hiệu bán lẻ truyền thống của tập đoàn này.

Tuy nhiên, cuối tháng 3 vừa qua, tập đoàn này đã chính thức dừng mọi hoạt động bán hàng trực tuyến tại Robins.vn sau nhiều năm thua lỗ.

Thị trường siêu thị bán lẻ còn khốc liệt hơn với hệ thống Big C của

Cụ thể, xuất hiện từ năm 2010, đến đầu năm 2015, chuỗi điện máy này mới có 20 cửa hàng. Nhưng chỉ mất 4 năm sau, số lượng cửa hàng của chuỗi Điện Máy Xanh đã tăng gấp 39 lần.

Tính đến cuối quý I năm nay, Thế giới Di động đang có tới 774 cửa hàng điện máy trên cả nước, gấp 12 lần Nguyễn Kim.

Về thị phần, Nguyễn Kim chưa từng công bố thị phần cũng như doanh thu của mình, nhưng thống kê của Viện đại học châu Âu (EUI) từng cho biết thị phần của Nguyễn Kim năm 2010 là 27%.

Nhưng đến đầu năm 2019, Thế giới Di động dẫn số liệu của tổ chức nghiên cứu GFK cho biết, thị phần của Nguyễn Kim chỉ còn 12%, giảm hơn một nửa so với 6 năm trước.

Đối với thương vụ mua lại Zalora Việt Nam, công ty này từng thuộc sở hữu của Rocket Internet trước khi bị Central Group mua lại năm 2016. Một năm sau, Central Group “khai tử” Zalora và chuyển thành trang thương mại điện tử Robins.vn, đồng nhất với thương hiệu bán lẻ truyền thống của tập đoàn này.

Tuy nhiên, cuối tháng 3 vừa qua, tập đoàn này đã chính thức dừng mọi hoạt động bán hàng trực tuyến tại Robins.vn sau nhiều năm thua lỗ.

Thị trường siêu thị bán lẻ còn khốc liệt hơn với hệ thống Big C của Central Group. Ở thời điểm mua lại, Big C sở hữu 30 trung tâm mua sắm, nhưng sau 3 năm, số lượng này mới chỉ tăng lên con số 36 trung tâm.

Trong khi đó, hàng loạt tên tuổi bán lẻ sinh sau đẻ muộn như Vinmart của Vingroup hay Bách Hóa Xanh của Thế giới Di động đã vượt mặt số lượng trung tâm của Big C.

Tính đến cuối năm 2018, Vinmart đang sở hữu hơn 100 siêu thị lớn, cùng hơn 1.400 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên cả nước.

Cũng chỉ xuất hiện từ đầu năm 2016, nhưng chuỗi Bách Hóa Xanh với mô hình tương tự Big C nhưng nhỏ hơn hiện đã có tới 469 cửa hàng và vẫn đang tiếp tục mở rộng.

Tuy quy mô mỗi siêu thị của Vinmart và Bách Hóa Xanh không tương đồng với siêu thị “mega” như Big C, nhưng việc các đối thủ không ngừng gia tăng số lượng điểm bán để tiếp cận khách hàng sẽ khiến chuỗi siêu thị “mega” của Central Group bị ảnh hưởng.

Nếu không cải thiện tình hình, nhiều phần trăm thị phần vốn dĩ thuộc về Big C sẽ về tay các “tay chơi” mới trong thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam.

Group. Ở thời điểm mua lại, Big C sở hữu 30 trung tâm mua sắm, nhưng sau 3 năm, số lượng này mới chỉ tăng lên con số 36 trung tâm.

Trong khi đó, hàng loạt tên tuổi bán lẻ sinh sau đẻ muộn như Vinmart của Vingroup hay Bách Hóa Xanh của Thế giới Di động đã vượt mặt số lượng trung tâm của Big C.

Tính đến cuối năm 2018, Vinmart đang sở hữu hơn 100 siêu thị lớn, cùng hơn 1.400 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên cả nước.

Cũng chỉ xuất hiện từ đầu năm 2016, nhưng chuỗi Bách Hóa Xanh với mô hình tương tự Big C nhưng nhỏ hơn hiện đã có tới 469 cửa hàng và vẫn đang tiếp tục mở rộng.

Tuy quy mô mỗi siêu thị của Vinmart và Bách Hóa Xanh không tương đồng với siêu thị “mega” như Big C, nhưng việc các đối thủ không ngừng gia tăng số lượng điểm bán để tiếp cận khách hàng sẽ khiến chuỗi siêu thị “mega” của Central Group bị ảnh hưởng.

Nếu không cải thiện tình hình, nhiều phần trăm thị phần vốn dĩ thuộc về Big C sẽ về tay các “tay chơi” mới trong thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam.

Tin Cùng Chuyên Mục