Năm 2020 đã cận kề, khi nhìn lại năm 2019, bạn có cảm thấy hối tiếc về một vài quyết định tài chính của mình không? Đó có thể là vướng một khoản tiêu vung tay nào đó, hay không đạt tiết kiệm đúng mục tiêu.
Nhưng bạn yên tâm vì bạn không hề đơn độc bởi cũng có nhiều người khác rơi vào tình trạng này.
Liệu mình có thể cải thiện khoản tài chính để giàu có hơn vào năm 2020 không? Theo Marguerita Cheng, Chuyên gia về lập kế hoạch tài chính, Giám đốc điều hành Blue Ocean Global Wealth tại Gaithersburg, Maryland (Mỹ) hành động đơn giản sau.
1. Rà soát chi tiêu trong thẻ tín dụng
Rà soát tình hình sử dụng các thẻ tín dụng là khởi đầu hoàn hảo cho kế hoạch tài chính của năm mới. Tìm hiểu lại các khoản nợ trong những thẻ tín dụng của bạn, xem có thanh toán nào bị bỏ lỡ và lãi suất của từng khoản nợ đang ở mức nào.
Đặc biệt, hãy cảnh giác với những thay đổi về điều khoản, điều kiện đối với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng nào. Ví dụ, bạn có thể đã mở một thẻ tín dụng với lời hứa không có lãi suất hoặc miễn phí thường niên. Tuy nhiên, chương trình ưu đãi rất có thể sẽ hết hạn vào ngày 1/1 năm sau.
2. Nếu có nợ lãi suất cao - ưu tiên trả ngay đi
Nếu bạn có một khoản vay mua nhà, nợ tiêu dùng hoặc bất kỳ loại nợ nào khác thì hãy tìm ra những khoản vay có lãi suất cao nhất. Mục tiêu năm tới là phải trả hết nợ, vậy thì bạn cần ưu tiên giải quyết khoản lãi cao trước.
Về cơ bản, nó sẽ gây ra hiệu ứng quả cầu tuyết theo hướng tiêu cực. Bạn không chỉ tích lũy thêm nợ vì lãi cho cho tiền vay ban đầu mà qua thời gian thì lãi càng chồng thêm lãi nữa mà.
3. Tăng mức tiết kiệm lên
Dù chỉ là bạn tăng mức bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm thêm 1% nhưng vẫn hơn là không có gì, đúng chứ? Qua thời gian, 1% này sẽ tạo sự khác biệt cho bạn.
Chuyên gia Cheng khuyên: "Đừng tập trung vào những gì bạn không thể làm. Hãy tập trung vào những tiến bộ bạn đã đạt được".
Có nhiều cách khác nhau để tiết kiệm tốt hơn nhưng không thấy nặng nhọc. Ví dụ, chọn dịch vụ tiết kiệm tự động hoặc chuyển một số tiền bất kỳ mà bạn còn dư sau vài tháng vào tài khoản tiết kiệm. Bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mình làm được trong năm đó.
4. Lên kế hoạch chi tiêu cho những bất ngờ
Ngoài việc đóng góp nhỏ vào việc trả nợ và tiết kiệm cho tương lai, hãy ưu tiên xây dựng quỹ khẩn cấp. Lý tưởng nhất là bạn có đủ tiền để trang trải ba đến sáu tháng chi phí bản thân phòng có việc bất ngờ xảy ra.
5. Xem xét chi phí sắp tới
Nếu nhìn vào năm tới, có thể có những chi phí bạn dự đoán trước được. Hãy bỏ ra một chút thì giờ để liệt kê những khoản chi phí không thể tránh khỏi trong năm 2020.
Ví dụ như một chuyến du lịch xa, hay những sự kiện mà bạn buộc phải tham gia như đám cưới đứa bạn thân chẳng hạn... Hãy đặt ra mục tiêu và lấy đó làm động lực. Có vậy, bạn sẽ dành ra 1 chút tiền mỗi tháng để chuẩn bị chu đáo hơn và không bị lạm chi.
6. Thử thách bản thân
Nếu bạn đã vượt qua thử thách vào năm 2019 rồi thì sao không tiếp tục thử thách mình trong năm mới.
Thử thách không có nghĩa hà khắc với bản thân, buộc bạn không được đi chơi, giao lưu mà chỉ ở trong nhà để không tiêu tiền.
Nhưng hãy chi tiêu thông minh, thay vì bạn nghĩ mình phải mua đồ mới cho những sự kiện quan trọng. Nhưng Cheng gợi ý bạn có thể mặc một chiếc váy hai lần và chỉ cần mua phụ kiện mới để làm thay đổi diện mạo chúng mà thôi. Xu hướng thuê quần áo cũng khá hay, giúp bạn theo kịp xu hướng thời trang mà không quá tốn kém.
Tạm kết: Thay đổi suy nghĩ của bạn quanh việc chi tiêu thực sự có lợi về lâu dài. Bởi những gì bạn tiết kiệm hôm nay sẽ giúp bạn có tiền để làm những gì bạn thích trong tương lai.