Từ tháng 7 vừa qua, ông James Dong vốn là CEO Lazada Thái Lan đã được bổ nhiệm dẫn dắt thêm thị trường Việt Nam. Ông từng là trưởng bộ phận toàn cầu hóa và trợ lý kinh doanh của Daniel Zhang, CEO Tập đoàn Alibaba - công ty mẹ của Lazada. Từ những kinh nghiệm tích lũy ở Thái Lan và giờ lại tiếp cận thị trường Việt, đã giúp James Dong có những góc nhìn thú vị về đặc thù từng nơi cũng như tình hình chung của cả khu vực.
Người mua sắm Việt Nam quan trọng nhất là Niềm tin
James Dong cho biết, ông đã có cơ hội đến thăm và làm việc tại hơn 20 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Từ đó, vị doanh nhân nhìn nhận thương mại điện tử (TMĐT) là một lĩnh vực rất lớn, có nhiều thách thức đi đôi với cơ hội.
Riêng ở thị trường Việt, James Dong nhận định: Thách thức lớn nhất không chỉ với riêng Lazada mà còn với tất cả công ty TMĐT khác chính là thị trường này vẫn trên đà phát triển. “Tỷ lệ thâm nhập thị trường mới chỉ dừng ở mức 2-3%, tính chung cho tất cả công ty TMĐT hiện nay” - ông nói.
Thị trường Việt vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, còn quá sớm để dự đoán điều gì - theo CEO James Dong.
Một quan sát thú vị khác từ ông James Dong, chính là ở các quốc gia Đông Nam Á, nhu cầu số 1 của người tiêu dùng thường là lợi ích từ sản phẩm, giá cả: Sản phẩm tốt đi kèm giá cả tốt là điều họ quan tâm nhất. Nhưng tại Việt Nam, điều người tiêu dùng quan tâm hàng đầu chính là “niềm tin”. Niềm tin không chỉ gói gọn trong những sản phẩm chính hãng, mà còn về dịch vụ và trải nghiệm cá nhân của người tiêu dùng trong quá trình giao nhận hàng, thanh toán, chăm sóc khách hàng…
Từ quan điểm đó, ông Dong đã dẫn dắt Lazada xây dựng một chiến lược phù hợp để chiếm được niềm tin của người mua sắm trực tuyến. Ông cho biết: “Công việc chính của chúng tôi không phải mua và bán, Lazada tạo nên một sàn TMĐT - địa điểm online để người bán và người mua có thể tìm thấy nhau. Hàng ngày mọi người tập trung trao đổi ở rất nhiều các khu chợ khác nhau, nhưng trên mạng lại không có khu chợ nào cả.
Vậy nên, chúng tôi đã xây dựng một sàn TMĐT, để thúc đẩy việc buôn bán của các nhãn hàng lớn cùng lúc với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, chúng tôi sử dụng những công cụ tốt nhất có thể để cung cấp cái người mua thực sự cần”.
Vị doanh nhân còn lấy ví dụ về LazMall được triển khai từ tháng 9/2018, là hệ thống gian hàng chính hãng lớn nhất Đông Nam Á với hơn 7.000 thương hiệu. James Dong tự hào rằng LazMall với đa dạng mặt hàng, chính sách xử lý đổi trả nhanh chóng cùng thanh toán tiện lợi, hình thức này đang tạo ra đà tăng trưởng lớn cho Lazada và đáp ứng được nhu cầu về niềm tin tại thị trường Việt.
Lazada giới thiệu về hình thức LazMall vào tháng 9/2018 ở khu vực Đông Nam Á
Lễ hội mua sắm: Dịp để vàng thử lửa, tạo ra sân chơi win-win cho tất cả các bên - từ khách hàng đến thương hiệu
Ý tưởng tạo lên Lễ hội mua sắm 11.11 đến từ công ty mẹ của Lazada là Alibaba. Lý vì 11/11 được tạo thành từ 4 số 1 giống như 4 cái gậy, nên được gọi là "lễ độc thân". Nhưng đằng sau đó là cả một sự tính toán thông minh: các quốc gia châu Á thường mua sắm nhiều vào Tết Nguyên Đán nhưng chưa có lễ hội mua sắm đủ lớn nào dịp cuối thu. Sau 10 năm thực hiện, ngày 11/11 chưa từng hạ nhiệt mà còn vượt khỏi biên giới Trung Quốc, trở thành lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới, trong đó có Việt Nam.
Khi tất cả các đối thủ đều tận dụng ngày 11/11 để sale “khủng”, Lazada cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi, nhưng theo ông James Dong, họ muốn tạo ra một sân chơi win-win cho tất cả các bên.
Trong đó, người mua hàng tìm được sản phẩm yêu thích với mức giá tốt nhất trong năm. Đối với nhà bán hàng và thương hiệu đối tác của Lazada, lễ hội 11/11 giúp họ tìm kiếm khách hàng mới, tặng thưởng khách hàng thân thiết , giúp cho các nhà bán hàng tăng số lượng khách hàng cơ sở và tăng trưởng doanh số sau đó.
Còn đối với Lazada? James Dong khẳng định: “Lễ hội mua sắm là dịp chúng tôi lấy lửa thử vàng để thử thách hệ thống vận hành, kết nối giữa người mua, người bán hàng và các thương hiệu.
Lazada đầu tư rất lớn vào các chiến dịch truyền thông cũng như tung ra mã giảm giá để mang đến ưu đãi tốt nhất cho người dùng. Chúng tôi cũng liên tục đầu tư phát triển công nghệ, hệ thống cơ sở hạ tầng logistics và thanh toán. Với số lượng đơn hàng tăng gấp hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần, Lazada phải luôn đổi mới để việc vận hành diễn ra tốt nhất”.
Ngoài ra, ông Dong cho biết Lazada tập trung vào công nghệ để tạo trải nghiệm khác biệt cho người tiêu dùng trên sàn TMĐT của mình, giúp họ vừa mua hàng vừa giải trí (shoppertainment).
Trò chơi mới trong LazGame cho phép người dùng xây dựng thành phố ảo với những thương hiệu từ LazMall để nhận xu và đổi mã giảm giá đặc biệt...
... hay đại nhạc hội tối 10/11 với sự tham gia của những nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam là những chương trình của Lazada hướng tới trải nghiệp shoppertainment - vừa mua sắm vừa giải trí (Ảnh: Thu Hà/PLO)
Ngoài ra, Lazada cũng tập trung vào trải nghiệm trực tiếp, đặc biệt là logistics. Để giúp người mua nhận đơn hàng thuận tiện, chủ động hơn, Lazada đã ra mắt thêm dịch vụ "Điểm lấy hàng" lần đầu tiên ở Việt Nam (TP.HCM & Hà Nội). Cụ thể, người mua có thể chọn lấy hàng tại một trong hơn 300 địa điểm (collection point) thuộc hệ thống đối tác mở 24/7 như Circle K, quán trà sữa, cửa hàng quần áo, nhà thuốc của hệ thống PostCo…