Ngày pháp luật

CEO CleverGroup Nguyễn Khánh Trình: Tôi không muốn đầu tư vào mô hình kiếm thật nhiều người dùng, đốt thật nhiều tiền

 

Ông Trình chia sẻ với Doanhnhan.vn ít ngày sau khi Quỹ đầu tư mạo hiểm Thung Lũng Việt (Viet Valley Ventures) thực hiện rót vốn vào 3 startups (JobsGO, WindSoft và EcomEasy), ở thời điểm mà tác động của dịch Covid-19 khiến hoạt động đầu tư mạo hiểm và việc rót vốn vào các startup đều nằm im và co cụm. Thậm chí, trên thế giới, vốn đầu tư mạo hiểm rót vào startup trong quý I/2020 đã giảm xuống mức kỷ lục từ thời từ năm 2015.

Submobile1

 

Subtitle1

 

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Viet Valley Ventures (VVV) mới đây công bố rót vốn vào 3 startups khi hoạt động kinh doanh nói chung và việc đầu tư vào startup nói riêng vẫn trong một màu xám xịt của dịch Covid-19. Vậy đâu là lý do của quyết định đầu tư này, thưa ông?

quoteweb1

 

Tôi nghĩ có rất nhiều cơ hội nếu biết chính xác mình đang đầu tư vào cái gì. 

quotemobile1

 

Cụ thể như VVV đầu tư vào nền tảng tìm việc trên ứng dụng di động - JobsGO bởi tính toán rằng, hai ba tháng Covid ở Việt Nam, doanh nghiệp nào cũng mất doanh thu, sau đại dịch rất nhiều nhân sự, nhiều lao động bị mất việc sẽ phải đi tìm việc mới.   

Hay công ty EcomEasy làm về dịch vụ trên các nền tảng thương mại điện tử thì Covid lại là cơ hội vì mua bán trực tuyến tăng trưởng đột biến, doanh số, khách hàng lại tăng. 

Hay startup WindSoft làm về ứng dụng mobile marketing cũng tương tự. Bản thân WindSoft cũng mất nhiều doanh thu vì Covid, nhưng khi dịch qua đi, các doanh nghiệp sẽ tái khởi động lại hoạt động kinh doanh, sẽ lại làm quảng cáo, marketing, sẽ đầu tư lại.

Ba công ty chúng tôi đầu tư nằm trong 3 lĩnh vực chắc chắn không bị hủy diệt mà chỉ bị ảnh hưởng thôi. 

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Có quan điểm cho rằng, đây vẫn chưa phải là thời điểm đáy để các quỹ mạo hiểm đầu tư. Ông nghĩ sao về điều này?

quoteweb2

 

quotemobile2

 

Tôi không đồng tình nhiều với quan điểm này vì đầu tư hợp lý, là đầu tư vào con người, nên trước sau cũng vậy, không khác quá nhiều. Đúng với những người quá tính toán thì để lại 3-4 tháng có thể mặc cả thêm được nhưng với tôi điều đó không quá quan trọng, vì mình đầu tư vào con người.

Đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp cơ bản là không có nhiều cơ hội. Người ta thường gọi việc rót vốn startup là đầu tư mạo hiểm, mà đã là mạo hiểm thì phải chấp nhận rủi ro, đặc biệt là doanh nghiệp về IT. Ví như nhiều người đã đầu tư vào Tiki (công ty về thương mại điện tử) cách đây khoảng 10 năm với giá trị rất nhỏ nhưng bây giờ Tiki rất to vì họ đã làm rất tốt. 

Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường “đá theo đội hình 4-4-2” - tức là 10 startups thì 4 công ty chết, 4 bình thường và 2 công ty tốt, thì là lý tưởng. Anh nào làm tốt hơn nữa, được 50% lại là quá xuất sắc rồi.

Submobile2

 

Subtitle2

 

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Nhìn lại hành trình đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp của VVV và cá nhân ông đến nay kết quả như thế nào thưa ông?

quoteweb3

 

Tôi đầu tư thận trọng hơn người khác khá nhiều. Vì những mô hình tôi chọn không phải có tốc độ tăng trưởng theo hàm số mũ, vậy rủi ro cũng ít đi, nhưng cơ hội để có lợi nhuận vượt bậc tất nhiên cũng thấp hơn. Ví dụ như mô hình thương mại điện tử người ta phải đầu tư rất nhiều tiền mới có thể thành công.

Nói chung chọn được công ty tốt thì không có gì phải hối hận cả. 

quotemobile3

 

Chúng tôi đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp theo đúng nghĩa của từ đầu tư thì chưa phải nhiều, từ 2018 đến nay mới chỉ 6-7 startups. Về cơ bản tôi đều thắng, vì cách đầu tư của tôi đơn giản, không quá mạo hiểm. 

Thứ nữa, tôi đầu tư vào những công ty cảm thấy có thể hỗ trợ người ta được, có thể giúp được công ty phát triển, điều này mới quan trọng và mới là mong muốn đầu tư của VVV. Điều đó quan trọng hơn số tiền đầu tư!

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Vậy ở đây, rủi ro, nếu có là gì?

Vấn đề lớn nhất trong đầu tư là pháp lý. Khi không có vấn đề gì, cơm lành canh ngọt thì chẳng làm sao nhưng khi xảy ra xung đột thì pháp lý, pháp chế không chặt chẽ, có thể sẽ mất hết mà đặc biệt là doanh nghiệp ở Việt Nam lại có thể cư xử với nhau theo “luật rừng”.

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Kế hoạch đầu tư công ty khởi nghiệp của VVV năm nay ra sao thưa ông?

Chúng tôi dự định đầu tư thêm 2-3 công ty nữa. Một năm cố gắng từ 3-5 thương vụ. Thực ra tìm được doanh nghiệp đầu tư rất khó. Cũng có doanh nghiệp năm 2018 tôi tiếp xúc, sang 2019 rất muốn đầu tư thì người ta từ chối. Nhưng năm 2019 người ta lại phá sản thành ra mình lại may. Nói chung cũng không nói trước được điều gì cả.

Submobile3

 

Subtitle3

 

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Có quan điểm cho rằng, trong năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cộng thêm việc các quỹ đầu tư đều co cụm, không muốn rót vốn, do đó khả năng sẽ có tới 50% số lượng startup sẽ “rụng”. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Tôi cho rằng 50% thì hơi quá. 

quotemobile4

 

quoteweb4

 

Tuy nhiên, tôi cho rằng chắc chắn sẽ là bước thụt lùi rồi, điều đó không cần phải bàn. Bởi vì bình thường một năm làm được 12 tháng, năm nay mất 4 tháng rồi, giờ làm còn 8 tháng, chưa kể một hai tháng khởi động, coi như mất nửa năm. Nếu năm nay không bị mất quá 10% so với 2019, tức chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận bằng 90% của năm trước đã được xem là thành công rồi.

Tuy nhiên, khi nói về câu chuyện “rụng” của các startup cũng có nhiều lý do khác. Thứ nhất, những công ty sống bằng tiền của nhà đầu tư thì khả năng “rụng” là rất cao. Hay những startup có founder (nhà sáng lập) quá mơ mộng và lợi nhuận vẫn âm thì cũng khó phát triển. Đó là những startup sẽ dễ bị thay thế. 

Tuy vậy, bản thân những người khởi nghiệp đều rất mạnh mẽ, rất kiên trì, không làm cái này thì làm cái khác, đâu phải "rụng" rồi thì thôi. 

Do vậy, theo tôi, các startup sẽ phải lựa chọn những mô hình nào thực tế hơn, kinh doanh đơn giản hơn, làm sao để có doanh thu và lợi nhuận sớm. Đó là những mô hình cá nhân tôi theo đuổi. Tôi không muốn đầu tư vào mô hình cứ kiếm thật nhiều người dùng, đốt thật nhiều tiền, thắng thật lớn. 

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Sự thụt lùi hay rơi rụng của startup ngoài yếu tố khách quan của đại dịch, liệu còn do các startup của Việt Nam đã quá “sa đà” vào việc  thổi phồng giá trị – như có chuyên gia đã từng nhận xét?

quotemobile5

 

quoteweb5

 

Các bạn ấy không phải là người thổi giá. Người trẻ họ được quyền mơ ước, điều đó không ai cấm và cũng chẳng có gì sai. Người ta nói giá như thế nhưng anh không mua thì thôi. Sao lại mắng người ta? Điều quan trọng là cần phân tích cho các bạn khởi nghiệp biết giá nào là hợp lý giá nào thì không, đến từ cơ sở nào, dựa theo những phương pháp gì, chiết khấu dòng tiền hay tính trên earning…

Người trẻ luôn mơ ước, ngày trước bán công ty tôi cũng thế. Đó là việc bình thường. 

Nếu thực sự sau này đến 3-4 vòng đầu tư nữa mà startup đó vẫn đạt được ước mơ thế thì rất tốt, còn nếu một hai vòng mọi thứ không đạt được thì người ta sẽ biết đang ở đâu.

Submobile4

 

Subtitle4

 

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Năm ngoái ông có chia sẻ ông và lãnh đạo CleverGroup có một khát vọng trong năm 2019 là lên sàn chứng khoán. Hiện tại CleverGroup đã niêm yết trên sàn Upcom (mã cổ phiếu ADG - PV). Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về khát vọng này?

Nhiều người nói lên sàn là bước thụt lùi và gây ra những phức tạp cho doanh nghiệp nếu như không có các mục tiêu về gọi vốn, cần dòng tiền đặc biệt, thì không cần phải niêm yết. Tôi không nghĩ như thế.

Không phải tự nhiên ở những đất nước rất văn minh và phát triển, như nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ và thứ 3 là Nhật Bản, những công ty hàng đầu người ta đều niêm yết, không phải tự nhiên thế mà đều có lý do. 

quotemobile6

 

quoteweb6

 

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Thực tế thì vẫn có nhiều công ty công nghệ, trên thế giới và ở cả Việt Nam, đã thực hiện thổi phồng giá trị khi lên sàn rồi khi có một sự cố gì đó thì giá trị giảm xuống rất nhanh. Ông nghĩ sao về thực tế này?

Mong muốn lớn nhất của tôi là đưa giá trị của doanh nghiệp về đúng giá trị thực tế. Mà giá trị thực tế dựa trên doanh thu, lợi nhuận, cứ thế tính ra thôi. Anh không thể cứ kỳ vọng thế này thế kia, mua bán sáp nhập thì sẽ tăng. Cuối cùng cứ đọc báo cáo, cứ xem số liệu mà quyết định.

Tôi cũng biết có những công ty niêm yết rồi bơm thổi vốn hóa mấy nghìn tỷ, cuối cùng lao dốc, điều này rất không hay. Chắc chắn có người được tiền thì cũng có người mất tiền, vì tiền có sinh thêm ra đâu. Như thế thì không lâu bền được.

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Mục tiêu của CleverGroup khi lên sàn là gì thưa ông?

Thu hút vốn là một phần lý do của việc đưa công ty lên sàn chứng khoán. 

Ví dụ CleverGroup muốn làm được các dự án khác thì sẽ cần thêm dòng vốn mới, đặc biệt những ý tưởng cần thêm nhiều tiền hơn, chứ không phải là ngành quảng cáo thông thường nữa. Muốn xây dựng bộ khung, xây dựng sản phẩm mới… thì sẽ cần nhiều tiền. Khi niêm yết thì việc đó sẽ dễ hơn. 

Thứ hai đó cũng là nhu cầu rất hiển nhiên của các bạn sáng lập viên, các bạn quản lý đã làm cả chục năm đều có nhu cầu sở hữu cổ phần và hiện thực hóa tài sản của mình, nâng cao tính thanh khoản tài sản, do vậy công ty niêm yết sẽ lợi thế hơn rất nhiều.

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Ông kỳ vọng về quy mô của CleverGroup sẽ lớn cỡ nào?

Ai thì cũng muốn công ty mình có vốn hóa lớn nhưng phải thực tế với năng lực của mình. Năng lực quy mô của CleverGroup khoảng 50-60 triệu USD, đấy là giá trị đúng với doanh thu, lợi nhuận hiện tại. Trong tương lai, nếu phát triển được theo dự định, CleverGroup vài năm tới có thể lên 100-150 triệu USD. Điều này là hoàn toàn trong tầm tay, không phải là khó.

Submobile5

 

Subtitle5

 

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Trong lĩnh vực công nghệ, cũng có quan điểm rằng, “xây nhà trên đất người khác” là một sai lầm và không bền vững. Ông nghĩ sao?

quotemobile7

 

quoteweb7

 

Quan điểm đó mới là sai lầm. Ngược lại, khi đứng trên vai những người khổng lồ thì luôn luôn có lợi thế, phát triển nhanh hơn. Trước đây CleverGroup tư vấn các chiến dịch quảng cáo trên Google, Facebook rất tốt, nhưng chờ mãi cả chục năm có nền tảng nào của Việt Nam để quảng cáo tốt được như Google, Facebook đâu. 

Hay YouTube và các kênh video, trước đây lỗ suốt, giờ mới có lãi. Các kênh video của Việt Nam không bằng được đâu dù đường truyền, server tại Việt Nam. Quan trọng nhất là nội dung, sự ổn định, năng lực hệ thống… nên đừng bao giờ nghĩ xây nhà trên đất người khác là khó khăn.  Đó là tư tưởng sai lầm. 

Quan trọng nhất là dự án kinh doanh chuyên nghiệp của mình là gì, mô hình kinh doanh ra sao, phải cụ thể ra. Các tập đoàn, tổ hợp quảng cáo số chắc chắn đều hợp tác với các hãng lớn.

CEO Clevergroup Nguyễn Khánh Trình

Tuy nhiên, CleverGroup có kế hoạch xây dựng những nền tảng công nghệ cho riêng mình không?

Chúng tôi có chứ. Không phải CleverGroup là chỉ kinh doanh dựa trên nền tảng Google, Facebook đâu. Chúng tôi còn có Tiktok, Youtube, Alibaba, Zalo, Cốc Cốc… Các công ty con Revu, ADOP, Adtech, CleverX của chúng tôi đang phát triển các nền tảng quảng cáo dựa trên công nghệ, hợp tác với Hàn Quốc, Nhật.

Tuy nhiên, mục tiêu xây dựng nền tảng của chúng tôi không phải để không phụ thuộc vào người khác. Phụ thuộc được càng nhiều càng tốt.

quotemobile8

 

quoteweb8