Ngày pháp luật

Canh Tý 2020: "Năm tuổi" của hàng loạt đại gia đình đám trên thương trường Việt Nam

Hiếu Nguyễn (Tổng Hợp)

(Doanhnhan.vn) - Năm Canh Tý 2020 được coi là "năm tuổi" của nhiều vị đại gia, tỷ phú trong giới kinh doanh Việt Nam. Những ngày đầu năm, hãy điểm qua một vài gương mặt doanh nhân tiêu biểu cầm tinh tuổi chuột.

Đứng đầu trong 12 con giáp, con chuột là linh vật được tử vi phương Đông ngợi ca với đức tính nhanh nhẹn, thông minh. Vì đi tiên phong, dẫn đầu, nên người tuổi Tý được cho là có tài lãnh đạo, hiệu triệu con người. 

Năm Canh Tý 2020 được coi là "năm tuổi" của nhiều vị đại gia, tỷ phú trong giới kinh doanh Việt Nam. Những ngày đầu năm, hãy điểm qua một vài gương mặt doanh nhân tiêu biểu cầm tinh tuổi chuột.

Canh Tý 2020:

Hai anh em ông Trần Kim Thành - Trần Lệ Nguyên gắn cái duyên, cái nghiệp kinh doanh với ngành bánh kẹo. 

Kinh Đô được gây dựng từ vạch xuất phát vào năm 1993, khởi đầu từ một cơ sở sản xuất bánh nhỏ với vài chục lao động, vốn liếng đáng giá nhất của hai anh em nhà họ Trần lúc đó là niềm say mê làm bánh và kinh nghiệm về khẩu vị bánh của người tiêu dùng sau nhiều năm tiếp quản cơ sở bánh của gia đình.

Từ sản phẩm snack, những năm 1996 đánh dấu cột mốc Kinh Đô mở rộng ngành hàng bằng sản phẩm bánh bơ, bánh mì. Sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận và đến hôm nay, bánh mì tươi Kinh Đô không chỉ là một trong những ngành hàng chủ lực của công ty mà còn là sản phẩm quen thuộc, gần gũi với người tiêu dùng. Năm 1998, cùng với việc phát triển nhanh chóng thị phần ở ngành hàng bánh kẹo, Kinh Đô chính thức gia nhập thị trường bánh trung thu.

Bằng nội lực và uy tín thương hiệu, Kinh Đô là doanh nghiệp Việt tiên phong và nhạy bén với hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) qua hàng loạt thương vụ hợp tác cùng các đối tác lớn cả trong và ngoài nước. Sau khi “bành trướng” qua hàng loạt thương vụ M&A cũng như thành lập các công ty thành viên mới, năm 2010, Kinh Đô sáp nhập Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc và Công ty cổ phần Ki Do vào KDC. Năm 2012, Kinh Đô tiếp tục sáp nhập Vinabico vào tập đoàn.

Năm 2014, Kinh Đô bất ngờ tuyên bố bán mảng bánh kẹo cho tập đoàn Mondelēz International và lấn sân sang những lĩnh vực vốn chưa có nhiều kinh nghiệm là mì gói, dầu ăn, gia vị, cà phê. Sau thương vụ này, Kinh Đô đổi tên thành KIDO.

Canh Tý 2020:

Ông Đặng Văn Thành là một trong những "khai quốc công thần" của Ngân hàng Sacombank,  xây dựng ngân hàng này trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mảng bán lẻ lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ.

Ngoài ngân hàng, mía đường cũng là ngành hàng mà ông Thành dành sự tâm huyết.  Hưởng ứng chương trình cổ phần hoá các doanh nghiệp đường của Nhà nước vào cuối năm 1980, từ nhà thương mại, ông Thành chuyển sang sản xuất với điều kiện tiên quyết phải sở hữu vùng nguyên liệu.

Trong khi thị trường thường “quen” với các thương vụ doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp Việt, thì năm 2007, ông Đặng Văn Thành lại đi ngược, khi mua 2 nhà máy đường của nhà đầu tư Pháp là Bourbon Tây Ninh và Bourbon Gia Lai.

Ông nói, có thể nhờ trực giác, bản năng người làm doanh nghiệp nên nhìn thấy thị trường và nghề nghiệp của mình thôi thúc “phải làm gì đó để ngành mía đường Việt Nam có tiếng nói riêng”.

Năm 2012, Sacombank rơi vào tay nhóm cổ đông mới, buộc hai cha con ông thành phải rời các vị trí chủ chốt đang đảm nhiệm. Nhìn lại những mốc vàng son nhất của ngân hàng này, đều ít nhiều có bóng dáng của vị chủ tịch gắn bó gần 18 năm. Mới đây, tại lễ kỷ niệm 28 năm thành lập, ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank phát biểu: 

“Vào điều hành Sacombank đã gần 3 năm, nhưng thương hiệu Sacombank vẫn luôn gắn chặt tên tuổi ông Đặng Văn Thành và vẫn là ‘Thành Sacombank’, còn tôi chỉ là ‘Minh Him Lam’.

Canh Tý 2020:

Nghiệp kinh doanh của ông Dương Công Minh trải qua nhiều biến cố, thăng trầm. Người ta hay gọi ông với biệt danh Minh "Him Lam", tên doanh nghiệp bất động sản có tiếng tại Việt Nam.

Có lần, ông Minh phát biểu đanh thép, khẳng định: "Him Lam không phải là công ty gia đình trị mà là độc trị. Chỉ mình tôi là người quyết định thôi. Và người đứng đầu của Him Lam sau này sẽ là con trai tôi. Trong 10 người cao nhất của Him Lam chỉ có 3 người trong gia đình tôi. Nhưng chủ của Him Lam sau này chỉ có thể là con trai tôi.” 

Trước khi ra thương trường, ông Minh là một người lính có 13 năm trong quân ngũ. Ít ai biết, ông bén duyên với kinh doanh bằng thương vụ...đi buôn xoài. Nhưng rồi biến cố ập đến chỉ vì một quyết định sai lầm:

“Bây giờ người ta gọi tôi là Minh Him Lam, nhưng trước đây tôi được gọi là Minh xoài, vì tôi xuất khẩu xoài sang Trung Quốc. Bạn tôi muốn làm chung thì tôi đồng ý chia sẻ, với cam kết lời cùng chia nhưng lỗ tôi chịu. Vì giữ lời hứa này, sau một lần kinh doanh mà bạn tôi tự quyết khiến tôi phải gánh lỗ khá nhiều, tôi quyết định bán nhà đang ở để trả nợ cho người bạn".

Nhưng như cổ nhân đã từng nói: "Trong cái rủi, có cái may", việc phải bán nhà là bước ngoặt để ông tham gia vào thị trường bất động sản. 

"Khi bán nhà tôi bị dịch vụ 'chém' đau. Nhà tôi nếu bán là 350 triệu đồng nhưng hợp thức hóa giấy tờ mất 50 triệu đồng. 50 triệu nhiều quá. Tôi tự đi làm, tổng cộng hết chỉ 3 triệu. Tôi lập luôn công ty hợp thức hóa nhà đất với chi phí chỉ 20 triệu (giảm 60%). Lợi nhuận lúc đó là 300% sau khi chi các loại chi phí”.

Năm 2008, Him Lam cùng với Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) thành lập Ngân hàng Liên Việt. Ông Minh giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT ngân hàng này cho đến năm 2017 sau khi chuyển sang đảm nhiệm Chủ tịch Sacombank.

Canh Tý 2020:

 

Ông Trần Bá Dương hiện là tỷ phú USD tuổi Tý duy nhất tại Việt Nam. Theo Forbes, ông sở hữu khối tài sản khoảng 1,7 tỷ USD. 

Năm 1983, ông tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa TPHCM. Mới ra trường, chàng thanh niên Trần Bá Dương xin làm công nhân tại nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai, đảm nhận nhiệm vụ ban đầu là "vét mỡ bò" vốn chẳng liên quan gì tới ngành học. Tại đây, từ năm 1983 đến 1990, ông thăng tiến và lên đến vị trí Quản đốc xưởng sửa chữa. 

Năm 37 tuổi, cảm thấy đã đủ kinh nghiệm, ông Dương đứng ra thành lập công ty ô tô riêng mang tên Trường Hải. 

Đến này, Trường Hải THACO đã trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành, trong đó Cơ khí và Ô tô là chủ lực, đồng thời phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh bổ trợ cho nhau, tạo ra giá trị cộng hưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, bao gồm: Nông nghiệp; Đầu tư xây dựng; Logistics và Thương mại & Dịch vụ.

Trong năm 2019, tỷ phú Trần Bá Dương gây chú ý với thương vụ bắt tay hợp tác cùng ông Đoàn Nguyên Đức. Tổng công, ông Dương chi hơn 1000 tỷ để sở hữu cổ phiếu HAGL Agrico. 

Tin Cùng Chuyên Mục